Giá thép hôm nay 30/9/2021: Bất ngờ giảm trở lại

Cập nhật: 10:10 | 30/09/2021 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 9h50 ngày 30/9 (theo giờ Việt Nam), giá thép hôm nay giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 51 nhân dân tệ xuống mức 5.590 nhân dân tệ/tấn. Tại Trung Quốc, giá thép không gỉ kỳ hạn liên tục giảm trong bối cảnh nhu cầu đối với kim loại này đi xuống.

Giá thép hôm nay 29/9/2021: Đà tăng tiếp diễn trên sàn Thượng Hải

Giá thép hôm nay 28/9/2021: Giữ vững đà tăng

Giá thép hôm nay 27/9/2021: Khởi sắc ngày đầu tuần

Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/9, giá thép không gỉ kỳ hạn của Trung Quốc giảm hơn 3%, ghi nhận phiên giảm phiên thứ 4 liên tiếp trong bối cảnh nhu cầu đối với kim loại này giảm.

Theo đó, giá thép không gỉ SHSScv1 giao tháng 11/2021 trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) kết thúc phiên giảm 1,6% ở mức 19.690 nhân dân tệ/tấn (tương đương 3.045,06 USD/tấn).

Trước đó trong phiên, hợp đồng được giao dịch nhiều nhất trên Sàn SHFE này đã giảm 3,1% xuống còn 19.405 nhân dân tệ/tấn.

0857-giathep309
Giá thép hôm nay quay đầu giảm trên sàn Thượng Hải (Ảnh minh họa)

Trong khi đó, các sản phẩm thép khác trên Sàn SHFE lại nhích lên mức cao hơn. Cụ thể, giá thép vằn làm vật liệu xây dựng SRBcv1 tăng 1,1% lên 5.657 nhân dân tệ/tấn (tương đương 874,86 USD/tấn).

Tương tự, giá thép cuộn cán nóng SHHCcv1, được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất, tăng 1,3% lên 5.697 nhân dân tệ/tấn vào lúc đóng cửa.

Trong cùng ngày, giá quặng sắt DCIOcv1 giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên (DCE) cũng ghi nhận xu hướng đi lên, tăng 2,1% lên 694 nhân dân tệ/tấn.

Gần đây, Trung Quốc đang phải vật lộn với tình trạng thiếu điện, khiến các nhà máy ở các trung tâm công nghiệp lớn như Quảng Đông và Giang Tô phải ngừng hoạt động do các biện pháp kiểm soát tiêu thụ năng lượng và thiếu hụt nguồn cung cấp than.

Một số nhà quan sát đã đánh giá rằng, việc giá gỗ xẻ có xu hướng đi xuống trong năm nay cũng là một dấu hiệu cho thấy sự sụt giảm sắp xảy ra đối với giá các mặt hàng khác, bao gồm cả thép.

Canada không chỉ là một quốc gia tiêu thụ tốt thép mà còn sở hữu năng lực sản xuất thép lớn.

Theo đó, các thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất thép Canada (CSPA) có khả năng sản xuất được khoảng 14 triệu tấn thép, ống và các sản phẩm ống mỗi năm tại 30 cơ sở sản xuất thép ở 5 tỉnh. Khoảng một nửa số sản phẩm họ sản xuất được sử dụng ở nội địa Canada, phần còn lại được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, đặc biệt là Mỹ.

Tuy bắt đầu từ cuối năm 2020, các nhà sản xuất thép của Canada đã cho thấy sự phục hồi trong một số loại sản phẩm thép song sự phục hồi dường như không đồng đều và COVID-19 dự kiến sẽ còn tác động trong tương lai.

Thị trường nhập khẩu phế liệu sắt thép 8 tháng năm 2021

8 tháng năm 2021 nhập khẩu nhóm hàng phế liệu sắt thép đạt 4,53 triệu tấn, tương đương 1,95 tỷ USD

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 8/2021 cả nước nhập khẩu 388.344 tấn phế liệu sắt thép, tương đương 185,38 triệu USD, giảm 44,9% về lượng và giảm 44,3% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó và cũng giảm mạnh 42,8% về lượng nhưng tăng 10,8% về kim ngạch so với cùng tháng năm ngoái.

Giá nhập khẩu tháng 8/2021 đạt trung bình 477,4 USD/tấn, tăng 1,1% so với tháng 7/2021 nhưng tăng mạnh 93,4% so với tháng 8/2020.

Tính chung cả 8 tháng năm 2021. nhập khẩu nhóm hàng này đạt 4,53 triệu tấn, tương đương 1,95 tỷ USD, tăng 19% về lượng và tăng 102,6% về lượng so với 8 tháng đầu năm 2020. Giá trung bình trong cả 8 tháng đạt 429,3 USD/tấn, tăng 70,3% so với cùng kỳ.

Phế liệu sắt thép nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ Nhật Bản, đạt 1,71 triệu tấn, tương đương gần 785,62 triệu USD, chiếm 37,7% trong tổng lượng phế liệu sắt thép nhập khẩu của cả nước và chiếm 40,4% trong tổng kim ngạch, giảm 18,4% về lượng nhưng tăng 37,9% về lượng so với 8 tháng đầu năm 2020.

Linh Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm