Giá thép hôm nay 27/9/2021: Khởi sắc ngày đầu tuần

Cập nhật: 10:24 | 27/09/2021 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 9h50 ngày 27/9 (theo giờ Việt Nam), giá thép hôm nay giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 27 nhân dân tệ lên mức 5.538 nhân dân tệ/tấn.

Giá thép hôm nay 24/9/2021: Quay đầu giảm

Giá thép hôm nay 23/9/2021: Vượt mức 5.600 nhân dân tệ/tấn

Giá thép hôm nay 22/9/2021: Vượt mức 5.500 nhân dân tệ/tấn

Các công ty kim loại của Ukraine đã bắt đầu cảm nhận được sự ảnh hưởng rõ rệt của việc giá khí đốt tự nhiên tăng lên đối với chi phí sản xuất của họ, S&P Global Platts đưa tin.

Song, các công ty cùng ngành ở Nga vẫn đang khá an toàn nhờ vào các quy định của nhà nước đối với thị trường khí đốt tự nhiên và vì sở hữu số lượng lớn các nhà cung cấp khí đốt.

Trong tháng này, các nhà máy thép châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra lo ngại về chi phí điện và khí đốt tăng cao, trong đó giá điện của Tây Ban Nha và Italia đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Tương tự, chi phí gia tăng hiện cũng trở thành một vấn đề đáng lo ngại ở Ukraine.

2203-giathep279
Giá thép hôm nay tăng nhẹ phiên đầu tuần (Ảnh minh họa)

Một phát ngôn viên của nhà sản xuất ống thép Ukraine Interpipe cho biết, thông thường, thép phế liệu là mặt hàng chiếm nhiều chi phí trong giá trị sản xuất của công ty.

Nhưng gần đây, giá khí đốt tự nhiên - nguyên liệu được sử dụng chủ yếu trong lò quay và dây chuyền xử lý nhiệt, đã tăng đáng kể so với trước kia, vượt qua cả thép phế liệu.

Theo ghi nhận, giá khí đốt ở Ukraine bắt đầu tăng từ tháng 4 năm nay, và trong tháng 8 và tháng 9, giá nguyên liệu này đã tăng lên mức kỷ lục. Mức tăng này đã ảnh hưởng đến tất cả các sản phẩm của Ukraine Interpipe, buộc công ty phải chuyển những chi phí đó cho người tiêu dùng.

Trong quý II năm 2021, chi tiêu cho năng lượng chiếm 6% chi phí bán thép của Severstal và chiếm 7,6% chi phí của MMK. Các con số này bằng một nửa tỷ lệ 10-20% thị phần điện có trong chi phí sản xuất tại các nhà máy ở châu Âu.

Xuất khẩu sắt thép tháng 7 sang EU tăng hơn 3.000% so với cùng kỳ

Các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất sang EU trong tháng 7 gồm điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử, giày dép các loại,... Trong đó, xuất khẩu sắt thép tiếp tục bứt phá mạnh tăng 3.087% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và thị trường EU trong tháng 7 đạt hơn 4,7 tỷ USD, tăng 1,4% so với tháng 6 và tăng hơn 13% so với tháng 7/2020.

Hà Lan, Đức, Italia, Bỉ là các thị trường xuất khẩu chính của hàng hóa Việt Nam. Các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất bao gồm điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử, giày dép các loại, máy móc thiết bị phụ tùng, hàng dệt may.

Đáng chú ý, xuất khẩu sắt thép tháng 7 tiếp tục bứt phá mạnh, tăng gần 78% so với tháng 6 và tăng 3.087% so với cùng kỳ năm 2020.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ khối thị trường EU trong tháng 7 đạt 1,4 tỷ USD, giảm gần 7% so với tháng 6.

Hạ Vy