Giá các mặt hàng thiết yếu sẽ giảm cuối năm?

Cập nhật: 16:45 | 13/12/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Trong tháng cuối cùng của năm 2018, nhiều hàng hóa thiết yếu dự kiến sẽ ổn định hoặc giảm nhẹ, theo dự báo của Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính.  

gia cac mat hang thiet yeu se giam cuoi nam Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Campuchia đạt trên 3 tỷ USD
gia cac mat hang thiet yeu se giam cuoi nam Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chạm mốc 4 triệu tỷ đồng
gia cac mat hang thiet yeu se giam cuoi nam Vẫn 'nóng' chuyện buôn lậu cuối năm

Mặt hàng gas và xăng dầu dự kiến có thể tăng giá nhẹ do nhu cầu vào mùa đông, tuy nhiên không tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vào tháng cuối năm này. Hơn nữa, vừa qua giá xăng dầu sau nhiều kỳ liên tiếp giảm giá, đã góp phần bình ổn giá cả thị trường, kéo giảm lạm phát, nên trong tháng còn lại của năm, giá xăng dầu sẽ không phải là mối “đe dọa” đối với chỉ số giá tiêu dùng.

gia cac mat hang thiet yeu se giam cuoi nam
Hình minh họa.

Theo tính toán, dư địa tăng CPI cho các tháng cuối năm tối đa khoảng 0,85% mỗi tháng, thế nhưng CPI tháng 11 giảm 0,29% so với tháng trước. CPI bình quân 11 tháng năm 2018 so với cùng kỳ năm trước tăng 3,59%. Đây là mức giảm nhiều nhất sau 9 năm.

Như vậy, khi những yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá tháng còn lại của năm không quá lớn và theo yếu tố quy luật hằng năm thì mặt bằng chỉ số giá các tháng cuối năm trong thời gian gần đây cơ bản nằm trong kiểm soát; khả năng thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân dưới 4% năm 2018 theo chỉ tiêu Quốc hội giao là trong tầm kiểm soát của Chính phủ.

Vào chiều 12-12, tại Hội nghị về công tác cung ứng than cho sản xuất điện, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu trong mọi điều kiện phải cung ứng đủ than cho sản xuất điện, bảo đảm đủ điện cho phát triển kinh tế và đời sống nhân dân.

Bên cạnh đó, UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 5989/UBND-KT, thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa cuối năm 2018 và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.

Theo đó, UBND TP giao Sở Công Thương tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu kết hợp với Chương trình người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, khuyến khích doanh nghiệp tổ chức các chuyến bán hàng về nông thôn, khu công nghiệp để cung ứng sớm và đầy đủ hàng hóa cho nhân dân trong dịp Tết 2019; Tiếp tục phối hợp Ngân hàng nhà nước Chi nhánh Hà Nội kết nối doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn với các tổ chức tín dụng để tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường; Phối hợp các quận, huyện, thị xã rà soát địa điểm giới thiệu cho các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn nghiên cứu, mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa phục vụ nhân dân.

Theo dõi, đánh giá sát diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, kịp thời báo cáo UBND Thành phố có biện pháp cụ thể đảm bảo đủ lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu dẫn đến tăng giá đột biến. Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan liên quan theo dõi sát diễn biến dịch bệnh, thời tiết để đề xuất triển khai các giải pháp bảo đảm cân đổi cung cầu, ổn định thị trường hàng hóa cuối năm 2018 và dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi.

Tùng Linh

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm