Giá thép hôm nay 20/7/2022: Duy trì đà tăng

Cập nhật: 10:11 | 20/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 9h50 ngày 20/7 (theo giờ Việt Nam), giá thép giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng lên mức 3.834 nhân dân tệ/tấn. Trong khi đó, xuất khẩu thép xây dựng đạt 1,3 triệu tấn, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá thép hôm nay 18/7/2022: Khởi sắc ngày đầu tuần

Giá thép trong nước tiếp tục điều chỉnh giảm lần thứ 9: Giảm 3,3 triệu đồng/tấn

Giá thép hôm nay 19/7/2022: Diễn biến trái chiều

Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/7, giá các mặt hàng thép kỳ hạn trên Sàn giao dịch Thượng Hải (SHFE) của Trung Quốc tăng. Theo đó, giá thép thanh vằn xây dựng SRBcv1 kết thúc giao dịch ban ngày cao hơn 1,7%, đạt mức 3.774 nhân dân tệ/tấn (tương đương 559,37 USD/tấn).

Trước đó trong phiên, hợp đồng này đã đạt mức 3.872 nhân dân tệ/tấn, mở rộng đà phục hồi từ mức thấp nhất trong 19 tháng được ghi nhận vào thứ Sáu (15/7). Giá thép cuộn cán nóng, được sử dụng trong sản xuất thùng xe và thiết bị gia dụng, tăng 1,4% lên 3.755 nhân dân tệ/tấn, rời mức thấp nhất trong 20 tháng qua. Tương tự, giá thép không gỉ SHSScv1 trên Sàn SHFE cũng được điều chỉnh tăng nhẹ 0,1%.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Nguyên nhân của sự gia tăng này xuất phát từ nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm giảm bớt khó khăn tài chính trong lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của nước này. Trong khi đó, giá quặng sắt có xu hướng đi xuống do lo ngại dai dẳng trên thị trường về sự suy yếu đối với nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu sản xuất thép chính này.

Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc, chiếm khoảng 1/4 nhu cầu thép trong nước, đang được chú ý trong bối cảnh cuộc tẩy chay thanh toán thế chấp đối với các dự án bất động sản chưa hoàn thành ngày càng gia tăng.

Các nhà quản lý Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực khuyến khích các bên cho vay mở rộng các khoản vay cho các dự án đủ điều kiện. Động thái này nhằm xoa dịu tình trạng hỗn loạn, có thể gây thêm căng thẳng cho nền kinh tế vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19.

Tại thị trường trong nước, ngày 17/7, nhiều doanh nghiệp sản xuất đồng loạt hạ 100.000 - 250.000 đồng/tấn giá các sản phẩm thép, hiện giá thép xây dựng đang ở mức 15,8 - 16,7 triệu đồng/tấn. Đây là lần giảm thứ 9 của giá thép trong nước kể từ ngày 11/5.

Cụ thể, thép Hòa Phát cũng điều chỉnh giảm lần lượt 250.000 đồng/tấn và 100.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tại khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Giá bán sau điều chỉnh của hai loại thép này là 15,99 triệu đồng/tấn và 16,5 triệu đồng/tấn.

Tương tự, thương hiệu thép Việt Ý cũng tiến hành giảm lần lượt 250.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240 và D10 CB300, kéo giá bán xuống còn 15,91 triệu đồng/tấn và 16,36 triệu đồng/tấn.

Cùng chung xu hướng, thương hiệu thép Việt Đức cũng giảm lần lượt 200.000 đồng/tấn và 150.000 đồng/tấn với hai sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, giá bán còn 15,86 triệu đồng/tấn và 16,36 triệu đồng/tấn.

Thép Kyoei cũng tiến hành giảm 150.000 đồng/tấn đối với thép CB240 và 100.000 đồng/tấn đối với thép D10 CB300, giá bán sau giảm giá còn 15,81 triệu đồng/tấn và 16,36 triệu đồng/tấn.

Thương hiệu thép Việt Nhật cũng hạ giá bán cho sản phẩm thép cuộn CB240 và D10 CB300 với mức giảm lần lượt là 250.000 đồng/tấn và 100.000 đồng/tấn, kéo giá bán còn 15,91 triệu đồng/tấn và 16,26 triệu đồng/tấn.

Trong khi đó, thép Tung Ho điều chỉnh giảm lần lượt 200.000-250.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, giá bán còn 15,83 triệu đồng/tấn và 16,09 triệu đồng/tấn.

Đây là lần giảm thứ 9 của giá thép trong nước kể từ ngày 11/5. Như vậy, trong vòng hơn 2 tháng qua, giá thép trong nước đã giảm cao nhất tới 3,3 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu, loại thép và vùng miền. Hiện giá thép dao động ở mức quanh mốc 16 triệu đồng/tấn tùy loại thép và thương hiệu.

Nguyên nhân khiến giá thép trong nước quay đầu giảm mạnh sau thời gian tăng nóng được cho là giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào trên thế giới xu hướng đi xuống. Từ cuối tháng 3 đến nay, giá nguyên vật liệu trong sản xuất thép liên tục giảm khiến thị trường thép chững lại.

Bên cạnh đó, việc giá một số loại vật liệu xây dựng tăng cao trong thời gian qua khiến nhiều doanh nghiệp xây dựng khó khăn, hoạt động bị đình trệ, dẫn đến nhu cầu thép giảm. Hơn nữa, chính sách quản lý chặt hơn dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản cũng ảnh hưởng tới nhu cầu thép.

Xuất khẩu thép xây dựng đạt 1,3 triệu tấn, Hòa Phát chiếm gần 60%

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), xuất khẩu thép xây dựng đạt 190,5 nghìn tấn, tăng 23% so với tháng 6/2021. Lũy kế 6 tháng, xuất khẩu thép xây dựng đạt 1,3 triệu tấn, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, sản lượng xuất khẩu thép xây dựng của Tập đoàn Hòa Phát đạt 750 nghìn tấn, tăng gấp 2 lần cùng kỳ năm 2021 và chiếm 58% tổng sản lượng xuất khẩu mặt hàng này.

Hòa Phát cũng vừa ký kết hợp đồng xuất khẩu lô hàng 8.000 tấn thép thanh vằn sang Mexico. Đây là đơn hàng đầu tiên xuất sang quốc gia khu vực Bắc Mỹ. Riêng trong tháng 6, tiêu thụ thép xây dựng của Hòa Phát cũng tăng trưởng tốt nhờ thị trường khu vực miền Nam và xuất khẩu tăng mạnh, lần lượt là 200% và 60% so với cùng kỳ năm 2021.

Việc Chính phủ thúc đẩy tiến độ các dự án đầu tư công, điển hình như trục cao tốc Bắc Nam đã giúp nhu cầu trên thị trường vật liệu xây dựng cải thiện hơn so với năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Tập đoàn Hòa Phát tiêu thụ 2,38 triệu tấn thép xây dựng, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 36,2% tổng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam.

VSA nhận định từ cuối tháng 4 đến nay, giá nguyên vật liệu giảm liên tục khiến thị trường chững lại. Các nhà phân phối tìm cách giảm tồn kho, chỉ mua loại và lượng hàng cần thiết đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhà máy phải tìm thêm thị trường xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu như Campuchia, Hong Kong, Canada, Mỹ...

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Linh Linh

Tin liên quan