Sai lầm của người quản lý:

Tăng lương giữ chân người làm

Cập nhật: 10:03 | 14/10/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Theo khảo sát mới nhất mà Tổ chức Universum mới thực hiện đối với giới sinh viên Việt Nam về hình mẫu của một doanh nghiệp lý tưởng, đã cho thấy hầu hết người lao động đều muốn làm việc tại những nơi có chế độ đãi ngộ tốt.  

tang luong giu chan nguoi lam Tăng giá đang phá tăng lương
tang luong giu chan nguoi lam Chính thức tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức kể từ ngày 1/7/2018
tang luong giu chan nguoi lam Tăng lương cho 9 nhóm đối tượng từ ngày 1/7/2018

Khảo sát cũng chỉ ra rằng ngay từ khâu tuyển dụng, doanh nghiệp (DN) đã nhận phải từ 15-20% hồ sơ “rác” - tức những người lao động không thực sự muốn làm việc cho DN mà chỉ là “nộp đơn cho vui”, hay “cầu may”.

Đáng chú ý, đối với những người được tuyển dụng, bình quân sẽ có khoảng gần 1/3 số lao động, trong đó dù không gắn bó nhưng cũng chẳng có ý định ra đi. Như vậy, sẽ khiến họ không nỗ lực làm việc, nhóm lao động này mất đi sự sáng tạo, sức “ì” lớn và dần ảnh hưởng tới năng suất lao động nói riêng cũng như hiệu quả kinh doanh của DN nói chung.

Theo các phân tích ban đầu từ Anphabe, sử dụng “chiêu thức” lương thưởng để hấp dẫn nhân sự đang là hướng “gây dựng” nguồn nhân lực sai lầm của nhiều DN hiện nay. Bởi những lao động ấy ngày nào đó cũng sẽ dễ dàng bị thu hút bởi đãi ngộ cao hơn từ nơi khác. Câu chuyện giành giật nhân lực giữa các DN cứ mỗi lúc một căng thẳng hơn là vì vậy.

tang luong giu chan nguoi lam
Ảnh minh họa

Nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusette (MIT) tại Mỹ với 2 nhóm sinh viên được hứa 2 mức thưởng khác nhau (300 USD và 30 USD) đã chỉ ra rằng khi được yêu cầu làm những hoạt động đơn giản thì nhóm được hứa thưởng cao có mức độ hoàn thành lên tới 95%, bỏ xa nhóm chỉ được hứa thưởng thấp. Tuy nhiên, khi được yêu cầu làm những việc phức tạp hơn như giải toán thì kết quả ngược lại, nhóm được hứa thưởng cao lại có kết quả thấp hơn nhóm được hứa thưởng thấp tới 32%.

Có lẽ từ những nhận thức “vĩ mô” nên sự đầu tư xây dựng nguồn nhân lực ở tầm vi mô của nhiều DN cũng đã “trật đường ray”. Cách thức mà không ít DN giải quyết tình trạng “chảy máu chất xám” chỉ đơn giản là gấp rút tăng mạnh đãi ngộ để có lương thưởng cao hơn các DN đối thủ cùng ngành nghề.

Tuy nhiên, theo Bà Rachele Focardi – Giám đốc Chiến lược Tổ chức Tư vấn và Quản lý thương hiệu DN Universum (Thụy Điển), cách nhìn nhận và chọn lựa nhân lực của các DN ngày nay đã thay đổi rất nhiều.

Ở khảo sát được tổ chức này thực hiện năm 1982 với các DN khắp toàn cầu, có tới 60% chủ công ty nói tài sản lớn nhất của DN là bất động sản, máy móc, thiết bị…Còn hiện nay, một tỷ lệ lớn các ông chủ đã cho rằng các yếu tố liên quan tới nguồn nhân lực mới là tài sản lớn nhất và bền vững nhất của DN.

“Với những người làm việc lâu năm, đặc biệt từ khoảng 20 năm trở lên thì tiền lương cao cũng khó mà giữ chân họ nếu DN không định hướng sự tồn tại và phát triển của mình vì ý nghĩa xã hội mà chỉ ‘tối ngày’ nhắc tới doanh số, lợi nhuận, chi phí…”, bà Thanh Nguyễn, Giám đốc Điều hành Anphabe nhận xét thêm.

Hoài Dương