“Ông vua bánh kẹo Kinh Đô” và câu chuyện khởi nghiệp từ lò bánh mì tư nhân

Cập nhật: 08:00 | 03/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Bánh kẹo Kinh Đô cùng với nhiều tên tuổi khác như Tràng An, Hải Hà… đã gắn bó thân thiết với tuổi thơ ngọt ngào của rất nhiều người; song ít ai biết rằng: doanh nhân Trần Kim Thành – người gây dựng nên “đế chế” bánh kẹo Kinh Đô đã khởi nghiệp từ 3 chỉ vàng và một lò bánh mì tư nhân.

Chưa bao giờ nghĩ sẽ trở thành doanh nhân

Ông Trần Kim Thành (SN 1960) là một doanh nhân người Việt gốc Hoa. Ông lớn lên trong một gia đình có truyền thống sản xuất bánh kẹo. Cha mẹ ông có một tiệm bánh kẹo nhỏ nên tuổi thơ của doanh nhân này đã gắn liền với những món đồ ngọt ngào đó. Từ hồi 5-6 tuổi, ông Thành đã ước mơ trở thành nhà khoa học; thần tượng của ông là Einstein, Newton… Ông theo học ngành Vật lý ở Đại học, sau đó một thời gian mới chuyển sang tìm hiểu về lĩnh vực kinh tế. Chưa bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành một doanh nhân, nhưng chính tính cách ưa thích sự thử thách đã thúc đẩy ông dấn thân vào kinh doanh.

“Ông vua bánh kẹo Kinh Đô” và câu chuyện khởi nghiệp từ lò bánh mì tư nhân
Doanh nhân Trần Kim Thành

Ý tưởng kinh doanh của ông không được gia đình tán thành, bởi vậy, mỗi ngày, ông Thành đều phải làm hết công việc ở nhà để phụ giúp cha mẹ thì mới có thể bắt tay vào việc riêng của mình. “Đối tác” đầu tiên của ông là Kao Siêu Lực (người được mệnh danh là “vua bánh mì” Sài Gòn lúc bấy giờ); hai người cùng góp vốn đi bán bột mì, nhưng lại bị quỵt nợ, đòi tiền không được, đành phải quay về làm bánh.

Ngày đó, mỗi buổi sáng, ông Thành chỉ làm 9kg bánh. Ông tự xây lò, mày mò làm thử rồi nhờ những người bán bánh đánh giá, góp ý để điều chỉnh công thức. Sau 6 tháng, sản phẩm của ông được hoàn thiện và nhận được đơn hàng là 3kg bánh đầu tiên. Lúc này, vấn đề khiến ông gặp khó lại là khâu phân phối. Mới đầu, ông Thành bỏ mối cho bốn đại lý lớn, thân quen ở miền Tây. Tuy nhiên, sau khi một đại lý dừng đặt hàng, ông mất ngay 25% thị phần. Điều này khiến ông Thành nhận ra rằng không thể tiếp tục phụ thuộc vào 4 đại lý lớn này và bắt đầu tìm đến nhiều nhà phân phối khác, dần dần mở rộng ra khắp đất nước.

Khi đã mở được một mạng lưới đại lý rộng lớn, ông Thành lại phải đối mặt với vấn đề lớn hơn, đó là việc quản lý trở nên khó khăn, phức tạp. Để giải quyết bài toán này, ông lại phải đặt ra những tiêu chuẩn mới, tìm kiếm những nhà phân phối số một của khu vực. Năm 1993, ông thành lập Công ty Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô, tập trung vào sản xuất bánh snack.

Sản phẩm snack mang thương hiệu Việt này đã thành công trong việc thống lĩnh thị trường trong nước với mẫu mã đẹp, hương vị độc đáo, đánh bật sản phẩm snack của Thái Lan. Từ sự thành công này, Kinh Đô tiếp tục tiến sâu hơn vào thị trường bánh kẹo với nhiều sản phẩm đa dạng như bánh cookie, cracker, bánh trung thu, kẹo và mứt tết…

Những thương vụ M&A tạo nên tên tuổi ông Trần Kim Thành

Thương vụ đầu tiên cũng được coi là thương vụ thành công lớn của Kinh Đô khi mua lại nhà máy sản xuất kem của Unilever năm 2003. Đến năm 2005, Kinh Đô lại tiếp tục nắm cổ phiếu chi phối Tribeco. Đầu năm 2007, chi tiền đầu tư cho Nutifood. Liên tiếp tới năm 2008 lại mua lại cty Vinabico. Năm 2010, CTCP Kinh Đô thực hiện chính sách hoán đổi cổ phiếu để có thể nắm giữ hoàn toàn 100% cổ phần Kinh Đô Miền Bắc và cả KIDO. Tới năm 2012, hãng Ezaki Glico - Nhật Bản đã rót 660 tỷ đồng để sở hữu 10,5% cổ phần Kinh Đô.

Tích hợp thế mạnh từ nền tảng quản trị, nhân sự, tài chính và kinh nghiệm trong marketing từ KIDO, Vocarimex đã tiến hành tái cấu trúc mô hình hoạt động kinh doanh và cơ cấu lại danh mục đầu tư tại các công ty liên doanh, liên kết nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động.

Được mệnh danh là ông vua M&A nhưng không có nghĩa là ông Thành không gặp phải những thất bại với nó. Năm 2012, Kinh Đô đã phải chấp nhận chịu lỗ và thoái vốn lại toàn bộ cho Tribeco và Nutifood. Những khoản đầu tư vào ngân hàng Eximbank cũng không như mong đợi; các đối tác Nhật Bản rút vốn.

Đến năm 2020, ông Kim Thành bước sang tuổi 60, nhưng con đường M&A với ông vẫn chưa dừng lại.

Ngay cả là thương vụ bán đi 80% trong mảng bánh kẹo cho Mondelēz International với giá là 370 triệu USD cũng vẫn còn gây ra những tranh cãi, liệu đây có phải quyết định đúng đắn hay là sai lầm của ông Thành cùng với các cộng sự của ông. Nhiều người cho rằng đây chính là "ván bài" tất tay mà ông Thành làm để từ bỏ lĩnh vực bánh kẹo và chuyển sang một thị trường mới.

Ông Thành đã từng khuyên những startup trẻ rằng, hãy luôn luôn đặt ra câu hỏi “tại sao?” và đừng bao giờ mơ tưởng đến việc đốt cháy các giai đoạn. Cho tới bây giờ, ông Kim Thành vẫn đang rất xứng đáng cùng với chiếc "vương miện" KIDO. Tiếp tục lọt top các doanh nhân dẫn đầu trong các thương vụ M&A trên thương trường Việt Nam.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

VinaCapital gia tăng tỷ lệ sở hữu tại KIDO lên 12,5%

Việc VinaCapital liên tiếp gia tăng tỷ lệ sở hữu tại KIDO diễn ra trong bối cảnh Tập đoàn này có những thay đổi lớn ...

Tập đoàn KIDO chốt quyền trả cổ tức năm 2019, tỷ lệ 16%

Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (HOSE – Mã: KDC) vừa thông qua quyết nghị về việc thực hiện chia cổ tức năm 2019 ...

Bánh Trung thu tràn lan trên mạng mùa Covid-19

Thị trường bánh Trung thu truyền thống năm 2021 không còn được sôi động như mọi năm do dịch bệnh Covid-19. Thay vào đó, trên ...

Thiên Ân

Tin cũ hơn
Xem thêm