Giá điện dự kiến sẽ tăng 8,36% từ cuối tháng 3

Cập nhật: 14:40 | 05/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN -  Bộ Công Thương đã có phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân và được Chính phủ chấp thuận. Giá bán lẻ điện bình quân trên cả nước dự kiến sẽ tăng 8,36%, đưa giá bán lẻ điện bình quân từ 1.720 đồng.kWh lên 1.864 đồng/kWh, từ cuối tháng 3 này.  

gia dien du kien se tang 836 tu cuoi thang 3 EVN HANOI giải thích lý do tiền điện tháng 2 tăng cao
gia dien du kien se tang 836 tu cuoi thang 3 Không tăng giá điện trước Tết Nguyên đán
gia dien du kien se tang 836 tu cuoi thang 3 Năm 2019, giá điện sẽ tăng?

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết việc điều chỉnh giá điện là biện pháp để lành mạnh hóa tài chính của ngành điện. Ông Vượng cho rằng theo quy định lẽ ra năm 2018 phải có lần điều chỉnh giá điện nhưng tính tới cân đối kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát… nên chưa điều chỉnh giá bán lẻ điện.

gia dien du kien se tang 836 tu cuoi thang 3
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương, giá điện dự kiến sẽ tăng từ cuối tháng 3.

Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết thời gian qua, ngành điện đã rà soát lại cơ cấu các yếu tố đầu vào tác động tới giá thành giá điện và có báo cáo Chính phủ. Trong lần họp cuối tháng 1 vừa qua, Thường trực Chính phủ đã thống nhất chủ trương đồng ý với đề nghị tăng giá bán lẻ điện bình quân 8,36% so giá điện bình quân hiện hành. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân hiện nay 1.720,65 đồng/kWh sau khi điều chỉnh sẽ lên tăng lên 1.864,44 đồng/kWh.

Theo Quyết định 24 của Thủ tướng, phương án tăng giá điện trong khung 5-10% sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Công Thương. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo giá cuối tháng 1, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban chỉ đạo đề nghị các bộ phải "kiểm soát, minh bạch yếu tố đầu vào". Chẳng hạn, điều chỉnh giá điện phải tính tới sự đồng bộ với giá khí trong bao tiêu, giá than phục vụ cho sản xuất điện và các kịch bản về phân bổ tỷ giá trong sản xuất điện với liều lượng và thời điểm phù hợp.

Cũng theo ông Vượng, việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân 8,36% sẽ có tác động tới tăng trưởng GDP và Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Bộ Công Thương phối hợp với Tổng cục Thống kê tính toán cho thấy việc tăng giá điện 8,36% sẽ làm giảm GDP 0,22%%, và làm CPI tăng thêm 0,29%.

Theo báo cáo của EVN, nhu cầu điện của Việt Nam tăng đều đặn khoảng 10%/năm gây áp lực cho việc sản xuất cung ứng. Năm 2017, sản lượng điện thương phẩm của EVN đạt 175 tỷ kWh. Nếu so sánh với sản lượng điện thương phẩm năm 1995 (14,6 tỷ kWh), thì sản lượng đã tăng 12 lần.

Điện thương phẩm bình quân đầu người của cả nước tăng từ 156 kWh/người/năm (năm 1995) lên 1.850 kWh/người/năm của năm 2018.

Mức giá bán lẻ điện bình quân sẽ tăng 8,36%, tương đương gần 100 đồng cho mỗi kWh. Có lẽ người dân chưa cảm nhận được nhiều về sự khác biệt, nhưng đến kỳ thanh toán tiền điện hàng tháng, con số 8,36% rất có thể sẽ gây được sự chú ý, nhất là đối với các hộ có mức sử dụng điện cao.

Không những bị ảnh hưởng trực tiếp, người dân còn bị ảnh hưởng gián tiếp do giá điện sản xuất, kinh doanh cũng tăng lên. Tăng giá điện cũng sẽ tăng chi phí đầu vào. Giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, năng lực cạnh tranh sẽ bị ảnh hưởng.

Vào kỳ điều hành xăng dầu diễn ra này 2/3 giá xăng dầu được điều chỉnh tăng gần 1.000 đồng/lít theo giá thế giới. Cùng với việc giá xăng dầu tăng, giá điện tăng từ cuối tháng 3 chắc chắn người dân phải thắt chặt chi tiêu.

Đợt tăng giá điện gần nhất là ngày 1/12/2017 với mức tăng 6,08%, đưa giá bán lẻ điện bình quân lên 1.720,65 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT). Như vậy giá bán lẻ điện sẽ được điều chỉnh sau hơn một năm kìm hãm.

Tùng Linh