Để tuần đầu tiên đi làm ghi điểm với sếp bạn cần biết những điều này

Cập nhật: 03:00 | 08/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Hãy lên một kế hoạch thiết thực cho ngày đầu tiên và cả một tuần đầu – Những tài liệu nào bạn cần mang bên mình, những khóa huấn luyện hay những nguồn cảm hứng nào bạn cần có và bạn muốn gặp gỡ ai?  

de tuan dau tien di lam ghi diem voi sep ban can biet nhung dieu nay Để virut không lây lan tạo thành bệnh, bạn cần biết 8 “điểm cấm” trên cơ thể
de tuan dau tien di lam ghi diem voi sep ban can biet nhung dieu nay Sếp cần biết nhân viên “ghét nghe” nhất những câu gì từ mình

Dưới đây là những điều bạn nên tham khảo để tuần đầu tiên đi làm ghi điểm với sếp và tạo được ấn tượng với đồng nghiệp:

Chuẩn bị tốt

Không khó để có thể đoán sự chuẩn bị sẽ là một điều cần chú ý để có được thành công trong tuần làm việc đầu tiên.

Hãy bắt đầu bằng việc tự thưởng cho mình một thời gian giải lao khi kết thúc một công việc và chuẩn bị bắt đầu một công việc khác – đây là điều bạn nên làm khi muốn bước qua ngưỡng cửa của nhà tuyển dụng với sự nhiệt thành và sự tự tin, hơn là cảm thấy kiệt sức và quá mệt mỏi. Lịch làm việc cũng nên có thời gian để nghỉ ngơi, một kỳ nghỉ hay đơn giản chỉ là đi dạo xung quanh nhà mình. Hãy sử dụng một phần thời gian để suy nghĩ về vai trò mà bạn sắp bắt đầu, những điều gì có thể xảy ra trong tuần đầu tiên và những loại thông tin nào mà bạn cần có để bắt đầu.

Bạn có một ý tưởng nào hay về văn hóa của công ty mới hay bạn cũng cần có sự nghiên cứu về điều đó nữa? Hãy lên một kế hoạch thiest thực cho ngày đầu tiên – Những tài liệu nào bạn cần mang bên mình, những khóa huấn luyện hay những nguồn cảm hứng nào bạn cần có và bạn muốn gặp gỡ ai?

Đúng giờ

Sẽ là một lỗi rất lớn nếu đến trễ vào ngày đầu tiên bạn đi làm công việc mới, do đó hãy làm mọi điều có thể để chắc chắn là bạn sẽ không đến trễ - hay thậm chí là bạn cần phải đến sớm một chút.

Hãy xem trước các tuyến đường mà bạn sẽ đi đến văn phòng mới, đặc biệt nếu nó có sự khác biệt so với chỗ làm trước của bạn, và cân nhắc dự trù thời gian cho bất cứ sự chậm trễ do sự cố. Nếu nơi làm việc mới có có một vài địa điểm hay chi nhánh, hãy chắc chắn là bạn đến đúng nơi bạn sẽ làm việc. Vì bạn chắc chắn sẽ không có được một ấn tượng tốt khi đến sai địa chỉ.

de tuan dau tien di lam ghi diem voi sep ban can biet nhung dieu nay

Những điều bạn nên tham khảo để tuần đầu tiên đi làm ghi điểm với sếp và tạo được ấn tượng với đồng nghiệp

Trang phục là một điều quan trọng

Cách bạn ăn mặc sẽ tạo một phần lớn ấn tượng của sếp và đồng nghiệp về bạn. Cách ăn mặc cũng ảnh hưởng đến cách bạn được cư xử như thế nào, cả trong tuần đầu tiên và liên tục sau đó nữa. Hãy lựa chọn quần áo công sở một cách chuyên nghiệp hơn.

Nhớ chú ý hơn đến những tiểu tiết – giày sáng loáng, đầu tóc chỉnh chu, cắt móng tay và tẩy sạch trang sức. Ấn tượng mà bạn muốn tạo dựng cho người khác là thoải mái trong văn phòng và cũng sẵn sàng ra ngoài để gặp gỡ các khách hàng khác.

Hiểu rõ kế hoạch và mục đích của bản thân

Bạn có biết chính xác điều mà mình mong chờ không? Nếu không, tuần đầu tiên đi làm chính là thời gian để bạn xác định điều đó. Hãy ngồi lại với sếp của bạn, lược qua mô tả công việc, và làm rõ mọi thứ còn chưa rõ ràng. Bạn sẽ thấy rằng điều này khiến cho công việc của bạn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, và sếp của bạn sẽ bị ấn tượng bởi thái độ tích cực của bạn.

Tìm hiểu môi trường nơi mình làm việc

Một phần của việc hòa nhập chính là biết được về những địa điểm xung quanh nơi bạn làm việc. Đâu là nơi bạn có thể có một bữa trưa hoành tráng? Nhà thuốc ở đâu và những người sành điệu thường uống café sáng hay tụ tập làm vài ly ở đâu sau khi tan làm? Biết được những địa điểm cần thiết này sẽ khiến cho ngày làm việc của bạn trở nên dễ chịu hơn nhiều.

Tự tin giới thiệu bản thân

Bạn có thể cảm thấy xấu hổ trong vài ngày đầu tiên, đó là chuyện bình thường – nhìn thấy hàng trăm gương mặt mới có thể khá đáng sợ ngay cả đối với những người hướng ngoại nhất cho tới những người rụt rè. Nhưng điều quan trọng là bạn phải cố gắng vượt qua sự nhút nhát ban đầu này và tự giới thiệu bản thân với mọi người. Bạn sẽ thể hiện được sự tự tin và vui vẻ, và nó sẽ giúp bạn có một khởi đầu tốt. Ngoài ra, hãy cố gắng nhớ tên các đồng nghiệp mới, bởi vì chẳng có gì tồi tệ hơn việc phải tránh tiếp xúc trực tiếp với một ai đó trong suốt 5 tháng trời chỉ bởi vì bạn quên tên họ. (Chuyện thật. Xin lỗi, anh bạn Dave ở phòng kế toán.)

Luôn chào mọi người

Hãy tích cực chào hỏi mọi người, dù là bạn đang ở trong thang máy, bếp hay nhà vệ sinh. Sau này, nó sẽ có tác dụng đấy.

Công ty của bạn có thể là nơi có văn hóa bận rộn, làm việc tốc độ cao. Vì thế, họ không có thời gian chào hỏi bạn đâu. Hãy bắt đầu với nhóm người gần mình nhất và những người bạn sẽ trực tiếp làm việc. Họ sẽ rất vui vẻ đón nhận bạn.

Tích cực hỏi

Có bất kỳ điều gì khiến bạn bối rối hoặc chỉ đơn thuần là tò mò? Đó là lúc để đặt câu hỏi. Hãy coi tuần đầu tiên là “thời gian hưởng ân huệ” của bạn – đồng nghiệp và sếp của bạn sẽ rất sẵn lòng giải đáp thắc mắc của bạn, vì vậy hãy bắt đầu đi! Ngoài ra, không có gì tệ hơn là phải thừa nhận, ba tháng là quá muộn, rằng bạn không hiểu một vài quy trình phức tạp mà ngay lúc này nghe có vẻ đơn giản. Đặt câu hỏi thể hiện sự nhiệt huyết và hứng thú của bạn trong công việc, và đó luôn là điều tốt.

Lắng nghe

Bạn nghe thấy điều đó rồi chứ? Trong tuần đầu tiên, bạn sẽ tiếp nhận nhiều vấn đề mới, vì vậy bạn nên dành hầu hết thời gian để lắng nghe và “tiêu hóa” những mẩu thông tin mới – ví dụ nơi đặt máy pha cafe và vị trí của nhà vệ sinh, chẳng hạn. Và hãy đảm bảo rằng bạn theo sát mọi vấn đề mà bạn còn chưa rõ, để chúng ta làm tốt được mọi việc.

Phải khiêm tốn

Chẳng ai thích những người biết tuốt đâu. Và sự thực là kể cả bạn là người giàu kinh nghiệm nhất thế giới, bạn cũng chẳng thể biết hết mọi việc được.

Khi đồng nghiệp mới, hoặc sếp muốn cho bạn lời khuyên, hãy nhận lấy. Đừng bao giờ nói những câu như: “Ở công ty cũ của tôi ấy, chúng tôi làm thế này này”. Mọi người đều rất ghét điều đó.

Và kể cả nếu bạn đã biết mình đang làm gì rồi, việc cởi mở đón nhận lời khuyên của mọi người sẽ khiến đối phương cảm thấy vui vẻ. Và nó sẽ giúp ích cho bạn nếu có một ngày bạn thực sự cần lời khuyên.

Kết bạn với một nhân viên lão làng

Các công ty đều có ngôn ngữ và câu chuyện riêng. Hãy tìm đến những người có thể giúp bạn giải mã những từ viết tắt, hoặc những câu chuyện chính trị chốn công sở. Bạn cũng sẽ cần ai đó chỉ cho bạn những thứ lặt vặt. Ví dụ, bạn không thể hỏi sếp bút chì lấy ở đâu được.

Tìm các địa điểm lân cận, như nhà thuốc, hàng ăn Hãy tìm hiểu xung quanh công ty có những dịch vụ gì. Bạn nên biết nơi nào có thể mua sandwich, dẫn người khác đi uống cà phê, hay ăn trưa với đối tác.

Ăn trưa với nhiều nhóm người

Kết bạn ở công sở quan trọng hơn nhiều bạn tưởng tượng đấy. Và không bao giờ là quá sớm để bắt đầu kết thân với họ. Hãy mở rộng diện tiếp xúc ngoài những người bạn làm việc trực tiếp hằng ngày, bằng cách mời nhiều nhóm người đi ăn trưa hoặc uống cà phê.

Việc này còn nhiều lợi ích khác nữa. Ví dụ, bạn sẽ biết được thêm rất nhiều nơi ăn uống ưng ý.

Xuất hiện nhiều nhất có thể

Hãy tới nhiều cuộc họp nhất có thể và đừng ngại phát biểu. Nó sẽ không chỉ giúp bạn cảm nhận được ai và cái gì là quan trọng trong công ty, mà những người khác cũng sẽ dần quen với sự xuất hiện của bạn.

Củng cố các mối quan hệ trên mạng xã hội

Một khi bạn đã chính thức nhận việc, hãy bắt đầu cập nhật công việc của mình trên mạng xã hội và kết nối với công ty, đồng nghiệp mới. Khi gặp người mới, hãy củng cố mối quan hệ đó bằng việc kết bạn với họ trên Twitter hay LinkedIn. Còn Facebook khá cá nhân, nên hãy hạn chế.

Nguyễn Sinh