Khái niệm về chỉ số PEG, cách tính chỉ số PEG trong chứng khoán

Cập nhật: 16:27 | 02/11/2022 Theo dõi KTCK trên

Chỉ số PEG là chỉ số định giá cổ phiếu giúp nhà đầu tư xác định những cổ phiếu tiềm năng.

Chỉ số PEG là gì?

Chỉ số PEG hay còn gọi là hệ số PEG là viết tắt của Price Earnings to Growth - chỉ số so sánh giữa P/E (Price to Earnings ratio) với EPS (EPS Growth Rate) - tốc độ tăng trưởng thu nhập của cổ phiếu. Chỉ số này được Peter Lynch khởi xướng đầu tiên trong giới phân tích chứng khoán thông qua quyển One Up On Wall Street xuất bản năm 1989.

Trong chứng khoán, PEG được sử dụng để định giá cổ phiếu dựa trên tốc độ tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó. PEG giúp các nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu đang bị thị trường định giá thấp để xem xét đầu tư.

Khái niệm về chỉ số PEG, cách tính chỉ số PEG trong chứng khoán

Cách tính chỉ số PEG

PEG = (P/E)/G

Trong đó:

P/E là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường và mức thu nhập của một cổ phiếu.

G: Tốc độ tăng trưởng trong tương lai của cổ phiếu. G được tính theo kết quả dự phóng EPS (forward EPS). Khi đó ta hiểu:

Nếu một cổ phiếu có chỉ số P/E bằng 15, và:

Trường hợp 1: G = 10%, thì khi đó PEG = 15/10 =1.5

Trường hợp 2:G = 15%, thì khi đó PEG = 15/15 = 1

Trường hợp 3: G = 20%, thì khi đó PEG = 15/20 = 0.75

Ý nghĩa của chỉ số PEG trong chứng khoán

Hầu hết khi mua một mã cổ phiếu nào đó, nhà đầu tư đều hướng đến giá trị của nó trong tương lai, vì vậy việc tính toán PEG giúp nhìn ra tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó, nhà đầu tư sẽ tính chỉ số PEG để đánh giá tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu theo công thức trên. Kết quả được lý giải như sau:

Khi PEG > 1: Lúc này, giá cổ phiếu đang bị định giá cao hơn so với giá trị thực tế. Có thể nói các nhà đầu tư đang kỳ vọng cao hơn vào mức độ tăng trưởng của một mã cổ phiếu và sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn hơn để mua vào.

Trường hợp PEG = 1 (hay P/E = G): Có nghĩa là giá cổ phiếu bằng giá trị thực, các nhà đầu tư đang đánh giá đúng những cổ phiếu và có hoạt động hợp lý.

Nếu PEG < 1 (hay P/e < G): Nghĩa là khả năng mã cổ phiếu đó đang bị thị trường định giá thấp hơn giá trị thực tế, các nhà đầu tư không có nhiều kỳ vọng về mức tăng trưởng thu nhập của công ty cũng như những dự báo trong tương lai mà công ty đưa ra.

Một số lưu ý khi sử dụng chỉ số PEG

Chỉ số PEG không nên sử dụng độc lập mà phải kết hợp thêm với các chỉ số tài chính khác. Bởi lẽ, việc NĐT sử dụng chỉ số PEG khi phân tích một cổ phiếu sẽ không có được cái nhìn đầy đủ nhất về công ty và triển vọng của cổ phiếu đó. .

Chỉ số PEG được tính toán dựa trên dự đoán về tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu mà tốc độ tăng trưởng thì chỉ có thể ước lượng một cách tương đối.Một số cổ phiếu không thể tính toán được tốc độ tăng trưởng do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Khi xét về mức độ tăng trưởng của cổ phiếu dùng để tính toán chỉ số PEG, bạn nên phân tích trong dài hạn, khoảng từ 3 cho đến 5 năm.

Khi xem xét về tốc độ tăng trưởng bạn nên cẩn thận với những cổ phiếu có chỉ số G quá cao.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Khái niệm bán khống trong đầu tư chứng khoán, cách bán khống và rủi ro khi bán khống

Giao dịch chứng khoán dưới nhiều hình thức, mang lại lợi nhuận khác nhau cho nhà đầu tư. Hoạt động bán khống trong chứng khoán ...

Khái niệm về hệ số D/E, cách tính hệ số D/E

Hệ số D/E là một trong những chỉ số tài chính quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá cấu trúc tài chính và nguồn ...

Khái niệm về tỷ giá hối đoái, vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế

Trong thời kỳ nền kinh tế mở cửa thì nhu cầu trao đổi tiền tệ giữa các nước gia tăng. Chính vì vậy mà khái ...

Trâm Trâm (t/h)