Khái niệm về tỷ giá hối đoái, vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế

Cập nhật: 10:20 | 02/11/2022 Theo dõi KTCK trên

Trong thời kỳ nền kinh tế mở cửa thì nhu cầu trao đổi tiền tệ giữa các nước gia tăng. Chính vì vậy mà khái niệm tỷ giá hối đoái đã ra đời để làm phương tiện trao đổi. Vậy tỷ giá hối đoái là gì? Bài viết dưới đây giúp nhà đầu tư tìm hiểu về khái niệm, những vấn đề xoay quanh tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế hiện nay.

Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái hay còn gọi là tỷ giá ngoại tệ là tỷ giá trao đổi của một đồng tiền từ quốc gia này sang quốc gia khác. Hiểu một cách đơn giản là dùng một số lượng tiền nhất định của một quốc gia để đổi lấy một đơn vị tiền tệ của quốc gia khác. Qua đó, chúng ta có thể hiểu được tỷ giá hối đoái của Việt Nam chính là tỷ lệ số lượng Việt Nam đồng so với 1 đơn vị tiền của quốc gia khác.

Ví dụ: Nếu 1 USD = 23.070 VNĐ thì ta có tỷ giá USD/VND = 23.070

Có một điều bạn cần lưu ý rằng khi đến các quầy giao dịch tại ngân hàng, bạn sẽ luôn thấy có 2 loại tỷ giá hối đoái. Đó là tỷ giá mua và tỷ giá bán. Tỷ giá mua luôn cao hơn tỷ giá bán một lượng nhất định. Điều này có nghĩa rằng ngân hàng luôn thu mua ngoại tệ với giá rẻ hơn mà ngân hàng bán ra. Khoản chênh lệch này chính là tiền lãi mà ngân hàng kiếm được từ dịch vụ của mình.

Khái niệm về tỷ giá hối đoái, vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế
Hình minh họa

Cách phân loại loại tỷ giá hối đoái

Dưới đây là một số cách phân loại tỷ giá hối đoái phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo.

Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá

Đối với cách phân loại này sẽ chia ra hai tỷ giá hối đoái bao gồm:

Tỷ giá hối đoái chính thức: Loại tỷ giá này sẽ do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố. Theo đó, các ngân hàng thương mại, các đơn vị, tổ chức tín dụng sẽ dựa vào tỷ giá này để tính ra được tỷ giá mua vào, bán ra hay là hoán đổi của một cặp tiền tệ.

Tỷ giá hối đoái thị trường: Loại tỷ giá này sẽ được xác định dựa vào quy luật về mối quan hệ cung cầu của thị trường ngoại hối.

Dựa vào giá trị của tỷ giá

Với cách này sẽ chia làm hai loại tỷ giá hối đoái như sau:

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Đây chính là tỷ giá hiện tại của một loại tiền tệ và loại tỷ giá này sẽ không tính đến yếu tố lạm phát.

Tỷ giá hối đoái hoán thực: Đây là tỷ giá hiện tại của một loại tiền tệ nhưng lại có tính đến yếu tố lạm phát.

Dựa vào cách thức chuyển ngoại hối

Một trong các cách phân loại tỷ giá hối đoái phổ biến nhất có thể kể đến là dựa vào cách thức chuyển ngoại hối để phân loại. Với cách phân loại này thì sẽ chia thành hai loại tỷ giá hối đoái như sau:

Tỷ giá điện hối: Đây là loại tỷ giá chuyển đổi ngoại hối bằng điện. Loại tỷ giá này sẽ được niêm yết tại những ngân hàng. Đây cũng chính là cơ sở để chúng ta xác định được các loại tỷ giá khác.

Tỷ giá thư hối: Loại tỷ giá ngoại hối này là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư và loại tỷ giá này sẽ có giá trị thấp hơn so với tỷ giá điện hối.

Dựa vào thời điểm giao dịch ngoại hối

Tỷ giá ngoại hối còn được phân loại dựa vào phương thức chuyển ngoại hối. Đối với cách phân loại thì cũng sẽ chia ra làm hai loại tỷ giá như:

Tỷ giá mua: Đây chính là tỷ giá mà các ngân hàng chấp nhận mua ngoại hối;

Tỷ giá bán: Đây là loại tỷ giá mà ngân hàng chấp nhận bán ngoại hối ra;

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo lợi nhuận cho các ngân hàng thì tỷ giá mua bao giờ cũng sẽ thấp hơn tỷ giá bán ra.

Dựa vào kỳ hạn thanh toán

Với cách phân loại này thì cũng sẽ chia ra làm hai loại tỷ giá ngoại hối, cụ thể như sau:

Tỷ giá giao ngay: Đây là loại tỷ giá do cơ quan, đơn vị tín dụng niêm yết ngay tại thời điểm giao dịch. Quá trình thanh toán sẽ được thực hiện ngay trong vòng 2 ngày kể từ ngày đưa ra cam kết;

Tỷ giá kỳ hạn: Loại tỷ giá này sẽ do bên cơ quan tín dụng tự tính hay là thỏa thuận giữa hai bên. Với loại tỷ giá này thì sẽ phải được đảm bảo nằm trong biên độ quy định về tỷ giá hối đoái kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước yêu cầu.

Phân loại chế độ tỷ giá hối đoái

Tỷ giá thả nổi

Chế độ tỷ giá thả nổi hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt là một chế độ trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi.

Tỷ giá cố định

Tỷ giá hối đoái cố định, đôi khi còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn.

Tỷ giá thả nổi có điều tiết

Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai chế độ thả nổi và cố định. Mặc dù lý thuyết nói chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tốt hơn, nhưng trong thực tế không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn, vì nó quá bất ổn định.

Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế

Tỷ giá hối đoái chiếm giữ vai trò, vị trí quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, chính phủ các nước luôn có sự quan tâm và điều giá sao cho để nền kinh tế luôn luôn ổn định trong mọi hoạt động. Nói về vai trò của tỷ giá hối đoái thì sẽ có 3 vai trò chính như sau:

Tỷ giá hối đoái được xem là công cụ giúp ích cho quá trình đối chiếu sức mua của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ. Nhờ đó sẽ có thể đánh giá được giá cả hàng hóa trong nước với quốc tế, năng suất lao động trong nước với quốc tế.

Tỷ giá hối đoái sẽ tác động rất lớn đến các hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia. Nếu như tỷ giá hối đoái tăng lên nghĩa là giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu của nước đó đó sẽ thấp hơn so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế. Từ đó sẽ làm tăng sự cạnh tranh trong thị trường hàng hóa.

Tỷ giá hối đoái tác động đến tỷ lệ lạm phát và quá trình tăng trưởng kinh tế. Nếu tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ dẫn tới giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ đắt hơn. Điều này sẽ làm tăng tỷ lệ lạm phát. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái mà bị giảm xuất có nghĩa là đồng nội tệ sẽ tăng lên. Điều này dẫn tới giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ rẻ hơn và tỷ lệ lạm phát được cân bằng ở mức vừa phải.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Cổ phiếu large cap, những điều cần biết khi đầu tư vào large caps

Large caps từ trước đến nay vẫn được coi là cổ phiếu dạng an toàn, là nơi tránh bão lý tưởng cho nhà đầu tư ...

Những điều cần biết về phương pháp đầu tư tăng trưởng

Đầu tư tăng trưởng là một chiến lược khôn ngoan giúp nhà đầu tư kiếm lợi nhuận hiệu quả. Đây là một phong cách đầu ...

Những điều cần biết về chỉ số PMI, ý nghĩa và cách tính chỉ số PMI

Nhờ có chỉ số PMI, các nhà hoạch định chính sách, nhà phân tích và quản lý mua hàng nắm được các thông tin về ...

Đình Trọng