Cẩm nang:

Làm sao để tỉnh táo ngay khi thức dậy? (P1: Sắp xếp mô hình giấc ngủ)

Cập nhật: 11:33 | 19/02/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Mặc dù ngủ đủ 8 tiếng nhưng vẫn chật vật khi thức dậy là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Vậy làm sao để tỉnh táo ngay khi thức dậy?  

lam sao de tinh tao ngay khi thuc day p1 sap xep mo hinh giac ngu Làm sao để sống với đam mê? (P3: Tận hưởng cuộc sống mỗi ngày)
lam sao de tinh tao ngay khi thuc day p1 sap xep mo hinh giac ngu Làm sao để sống với đam mê? (P2: Tạo điều kiện thuận lợi cho đam mê)
lam sao de tinh tao ngay khi thuc day p1 sap xep mo hinh giac ngu Làm sao để sống với đam mê? (P1: Khám phá đam mê)

1. Cố gắng không nhấn nút báo lại

Nếu dùng nút này, bạn sẽ khó thức dậy vào buổi sáng hơn.

Khi ngủ nướng thậm chí chỉ vài phút, bạn tự khiến mình rơi vào giấc ngủ sâu hơn và sẽ rất khó tỉnh dậy.

Thời điểm lý tưởng để thức dậy là giai đoạn 1. Đây là thời gian cơ thể không ngủ sâu như những giai đoạn khác, và là lúc bạn có thể thức dậy với một tinh thần sảng khoái.

Giấc ngủ giai đoạn 1 thường diễn ra vào đầu chu kỳ giấc ngủ và đôi khi chính là sự tỉnh táo vào buổi sáng. Những người tỉnh dậy ở giai đoạn 1 thường cho rằng họ vẫn chưa ngủ.

Khi nhấn nút báo lại, bạn đã bắt đầu lại chu kỳ giấc ngủ của mình. Giai đoạn 1 chỉ kéo dài vài phút và sau đó bạn sẽ bước sang giai đoạn khác của giấc ngủ khiến cho việc tỉnh dậy trở nên khó khăn hơn.

lam sao de tinh tao ngay khi thuc day p1 sap xep mo hinh giac ngu
Ảnh minh họa

2. Cho bộ não thêm thời gian để thức dậy

Khi bạn đặt chân xuống giường và mở to mắt, điều này không có nghĩa là bộ não cũng trở nên tỉnh táo.

Sau khi thức dậy vào buổi sáng chúng ta thường có cảm giác mơ màng và ì ạch kéo dài một vài phút cho đến vài tiếng. Đây là thời điểm mà bộ não cần để tỉnh giấc.

Đây được gọi là quán tính giấc ngủ và nó hoàn toàn bình thường.

Cuống não trở nên tỉnh táo khi bạn mở mắt và bước xuống giường. Đây là bộ phận của não có chức năng sinh lý cơ bản.

Vùng vỏ não, bao gồm, vỏ não trước trán, cần thời gian lâu hơn để bắt đầu hoạt động. Những vùng não này có chức năng đưa ra quyết định, lên kế hoạch, phản ứng, hoạt động tinh thần, cảnh giác chủ quan, tập trung cao độ, tự kiểm soát bản thân, và điều khiển chung.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian cần để thoát khỏi quán tính giấc ngủ là từ một đến hai phút cho đến bốn tiếng, tùy thuộc vào từng người và chu kỳ giấc ngủ của họ.

3. Hạn chế quán tính giấc ngủ

Bạn có thể kiểm soát quán tính giấc ngủ để giảm thiểu thời gian cần để thoát khỏi chúng hằng ngày

Bạn có thể giảm thời gian ở trong tình trạng ì ạch bằng cách điều chỉnh yếu tố giấc ngủ.

Yếu tố quan trọng nhất để hạn chế quán tính giấc ngủ đó là điều khiển cơ thể tỉnh giấc ở giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ.

Yếu tố khác cũng quan trọng không kém đó là ngủ đủ giấc theo thể trạng của mình.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng đồng hồ báo thức thông thường có thể làm tăng khả năng thức dậy trong lúc ngủ sâu, do đó sẽ khiến cho quán tính giấc ngủ kéo dài hơn .

4. Thiết lập mô hình giấc ngủ sử dụng "tín hiệu não".

Zeitgeber là tín hiệu mà não phát ra nhằm điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể

Zeitgeber, hay tín hiệu tốt nhất, có tác dụng điều chỉnh nhịp sinh học và giấc ngủ, hạn chế quán tính giấc ngủ, và giúp bạn tỉnh táo khi thức dậy vào buổi sáng là khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đúng thời điểm.

Khi trời tối, não tiết ra hóc môn melatonin để đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ.

Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào mắt bạn vào buổi sáng, melatonin sẽ ngừng tiết ra và cơ thể cũng như bộ não sẽ chuyển sang trạng thái tỉnh táo.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ và khả năng tỉnh giấc bằng cách tăng cường tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong ngày, nhưng nếu có thể thì nên tiếp xúc vào thời điểm rạng sáng là tốt nhất.

Nhịp sinh lý và đồng hồ sinh học hay tự nhiên khác do nhân trên chéo, cấu trúc thần kinh trong não, điều khiển. Các dây thần kinh chính kết nối với nhân trên chéo nằm ngay trên dây thần kinh thị giác.

5. Cho mắt tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên

Tránh sử dụng nguồn sáng nhân tạo thay thế. Ánh sáng nhân tạo không phát ra tín hiệu quan trọng lên não để hạn chế quán tính giấc ngủ và khởi động lại nhịp điệu sinh lý.

Một nhà nghiên cứu so sánh mức melatonin trong nhóm nghiên cứu nhỏ gặp phải trở ngại trong việc quán tính giấc ngủ kéo dài. Mức độ melatonin được đo và phát hiện tăng dần khoảng 22:30, trước thời gian ngủ khoảng hai tiếng. Đối tượng nghiên cứu đã nhận thấy hiện tượng melatonin sụt giảm vào buổi sáng hôm sau khoảng 8 giờ sáng.

Sau đó đối tượng nghiên cứu được đưa vào môi trường tự nhiên trong 7 ngày. Vào cuối buổi tiếp xúc ngoài trời, mức melatonin được đo lại và tăng lên ngay sau thời khắc chạng vạng và giảm xuống trước lúc bình minh.

Nhà nghiên cứu đã kết luận rằng việc tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và hạn chế nguồn sáng nhân tạo cũng như đồng hồ báo thức giúp cho bộ não và cơ thể của đối tượng khởi động nhịp sinh lý một cách tự động. Khi đó vấn đề quán tính giấc ngủ hoàn toàn được khắc phục sau 7 ngày.

Lương Đức

Tin cũ hơn
Xem thêm