Thúc đẩy chăn nuôi gia cầm để xuất khẩu

Cập nhật: 15:24 | 12/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Sáng 12/4 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã tổ chức một hội nghị chuyên về vấn đề thúc đẩy sản xuất, chăn nuôi gia cầm tại Việt Nam, hướng tới xuất khẩu.  

thuc day chan nuoi gia cam de xuat khau Hà Nội giao chỉ tiêu bảo đảm ATTP cho từng xã, phường
thuc day chan nuoi gia cam de xuat khau Bộ Tư pháp "tuýt còi" quy định không nuôi heo bằng bèo tây, thân chuối
thuc day chan nuoi gia cam de xuat khau Chăn nuôi sử dụng hơn 1.000 tấn kháng sinh mỗi năm

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam hiện nay còn rất lớn bởi nhu cầu của thị trường trong nước đang ở mức cao, chưa đáp ứng đủ cho gần 100 triệu dân (chưa tính nhu cầu xuất khẩu)

Theo Cục Chăn nuôi, trong những năm qua, số gia cầm của cả nước tăng bình quân mỗi năm hơn 6%, sản lượng thịt gia cầm đạt trên 1 triệu tấn, sản lượng trứng đạt hơn 11 tỷ quả. Trong rổ thực phẩm tiêu dùng hiện nay, thịt heo vẫn chiếm tới 65% trong cơ cấu thực phẩm, còn thịt gà chỉ chiếm 20%. Vì vậy việc thúc đẩy sản xuất gia cầm mà cụ thể là thịt gà, vịt vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước, vừa là cơ hội để xuất khẩu.

thuc day chan nuoi gia cam de xuat khau
Nuôi gà để bù đắp cho dịch tả lợn châu Phi.

Các chuyên gia, doanh nghiệp tham dự hội nghị cho rằng, cơ sở để thúc đẩy sản xuất chăn nuôi gia cầm là ngành này đã hình thành chăn nuôi theo hướng công nghiệp, với công nghệ giống siêu thịt, siêu trứng, lĩnh vực chế biến đã liên kết được nhiều doanh nghiệp trong chuỗi giá trị.

Theo Cục Thú y, đã có 23 tỉnh, thành phố bị dịch tả heo làm 73.000 con heo chết, phải tiêu hủy. Việc cân đối tổng thể về nhu cầu thực phẩm, ổn định thị trường, trong đó phải chú trọng thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gia cầm có tính tới kế hoạch bù đắp thiệt hại do dịch tả heo châu Phi gây ra.

Đề cập đến các nhóm giải pháp để thúc đẩy sản xuất gia cầm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, thúc đẩy sản xuất gia cầm phải theo quy hoạch, không phát triển tràn lan. Theo đó, chú trọng chăn nuôi an toàn sinh học, tránh để phát sinh dịch bệnh trên gia cầm trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi đang ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi lợn. Với từng quy mô ngành hàng phải phải định dạng được thị trường tránh cung vượt cầu.

“Bù đắp bằng sản phẩm gia cầm là hướng khả thi, tới đây chúng ta dự báo, nếu biện pháp tổ chức sản xuất thực phẩm không tốt, thịt lợn có thể bị thiếu hụt. Đảm bảo an toàn và hiệu quả là vấn đề phải tính toán cụ thể, yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt chẽ các chuỗi giá trị về sản xuất gia cầm. Trong khâu giống phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, giống phải chất lượng cao, đáp ứng từng phân khúc chăn nuôi. Cùng với đó kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất đảm bảo an toàn về thú y, không để dịch bệnh xảy ra”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý.

Tùng Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm