Làm sao để “tồn tại” trong thời gian thử việc? (P2)

Cập nhật: 05:00 | 16/12/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Làm thế nào để có thể tạo được ấn tượng tốt với sếp ngay trong giai đoạn thử việc đầy cam go? Một thử thách nữa lại đang chờ bạn phía trước, đó là giai đoạn thử việc.   

lam sao de ton tai trong thoi gian thu viec p2 Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2019
lam sao de ton tai trong thoi gian thu viec p2 Những bí kíp nào giúp bạn tăng thêm thu nhập? (P2)
lam sao de ton tai trong thoi gian thu viec p2 Những bí kíp nào giúp bạn tăng thêm thu nhập? (P1)

1. Hỏi đúng cái cần hỏi

Trong thời gian mới thử việc ứng viên nên chịu khó giao tiếp với những người xung quanh. Tìm cho mình một vài người nhiệt tình có thể giải đáp các thắc mắc. Ứng viên cũng đừng ngại hỏi quản lý trực tiếp các thắc mắc của mình. Nếu câu hỏi đúng thì họ sẽ không ngại gì mà không trả lời, dù sao thì việc ứng viên thành công trong quá trình thử việc sẽ tốt hơn nhiều so với việc lại mất công nhận một người thử việc mới khác.

Lúc này nên tránh việc hỏi người khác khi mà tài liệu đã có sẵn. Giống như việc chúng ta tới một sân bay chưa từng tới, chúng ta có xu hướng hỏi người xung quanh hơn là việc kiên nhẫn xem cái bản đồ, các quy trình dán ở cửa. Nguyên nhân đơn giản là vì hỏi sẽ được thông tin tinh, còn đọc thì phải đọc thông tin thô, mất thời gian chắt lọc ra cái mình muốn.

Ngược lại, chỉ chăm chăm đọc tài liệu mà không hỏi người xung quanh cũng không tốt. Ứng viên cần cảm nhận được lúc nào nên hỏi và lúc nào nên tự tìm hiểu.

lam sao de ton tai trong thoi gian thu viec p2

Làm sao để “tồn tại” trong thời gian thử việc? (P2) (Ảnh minh họa)

Việc hỏi nhiều sẽ tạo ra cảm giác cho mọi người rằng ứng viên là người chịu khó, chủ động tìm tòi. Một người hỏi nhiều thường sẽ học hỏi tốt hơn so với một người ngại hỏi. Chỉ cần chú ý là đừng có hỏi đi hỏi lại những cái người ta đã trả lời hoặc hỏi những thứ quá cơ bản.

2. Tự lực cánh sinh

Vị trí càng cao thì đòi hỏi sự tự lực của ứng viên. Không người hướng dẫn, không có kiểm soát, không hỗ trợ, mù thông tin,….Mọi thứ phải tự thân vận động. Giai đoạn này tránh việc phát sinh sự chán nản hay bất mãn. Đôi khi đó như là thử thách mà nhà tuyển dụng muốn quan sát ứng viên sẽ xử lý tình huống đó như thế nào.

Một nhà quản lý sẽ phải tự chủ trong hầu hết các công việc của mình, tự xác định việc phải làm, tự mình vượt khó, tự xây dựng quan hệ với nhân viên cấp dưới,….Vậy có gì thử thách hơn việc để cho một ứng viên ở cấp độ quản lý tự mình xoay xở trong thời gian thử việc nhằm thể hiện được hết năng lực của mình?

3. Làm gì khi chẳng có việc gì để làm?

Một vị trí thấp thường sẽ dễ bị lâm vào tình trạng là không có đủ việc để làm. Điều này có thể từ chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp đang ở thấp điểm đối với vị trí đó, người quản lý trực tiếp quá bận rộn hoặc năng lực của ứng viên quá thấp so với tiêu chí hoàn thành công việc nên nhà quản lý không dám giao.

Kết quả quá trình này là sau 2 tháng thử việc, nhà tuyển dụng chẳng biết gì thêm về ứng viên, ứng viên thì chẳng có dịp để thể hiện năng lực của mình.

Thực ra luôn luôn có việc để làm nhất là những ứng viên mới chân ướt chân ráo vào công ty, cái gì với họ cũng là mới. Một ứng viên cảm thấy không có việc gì để làm chứng tỏ rằng ứng viên đó thiếu tính chủ động.

Lúc này ứng viên nên tăng cường quan sát. Chủ động nhận các việc mà mình thấy rằng có thể làm được. Chủ động xây dựng kế hoạch cho mình hàng ngày. Chủ động hỏi người quản lý.

4. Họ đo kỹ năng của ứng viên bằng cách nào?

Logic là thế này. Làm sao để biết được một người có chạy được một cự ly marathon 42km dưới 4 giờ hay không? Quá đơn giản; hãy cho họ chạy marathon. Đừng phức tạp hóa vấn đề bằng cách đo lượng cơ, đo dung tích phổi,….

Làm sao để biết kỹ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch, hoạch định công việc, quản lý thời gian, tư duy logic….của một ứng viên đang ở đâu? Hãy giao việc cụ thể có độ khó tương ứng cho họ để họ làm.

Trong thời gian phỏng vấn nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian và điều kiện để đưa ra các bài toàn cụ thể. Giờ đây khi ứng viên sau một thời gian thử việc đã có đủ điều kiện cần thiết thì hãy giao cho họ bài toán cụ thể, cho họ thời gian đủ dài và xem họ sẽ làm như thế nào và kết quả ra sao.

Lúc này là lúc mà ứng viên rất khó để ba hoa về năng lực thực sự của mình. Không còn cớ nào để vin vào nữa. Thế nên tôi mới nhấn mạnh rằng trong quá trình phỏng vấn ứng viên đừng nên nói quá những năng lực đòi hỏi nhiều thời gian mới có được. Việc thất bại trong quá trình thử việc sẽ làm giảm tự tin của ứng viên.

Thông thường giai đoạn này nhà tuyển dụng dễ mắc sai lầm theo kiểu muốn xem họ chạy được cự ly marathon 42km không thì bảo họ thử chạy 5km. Giữa 5km và 42km là hai cự ly khác hẳn nhau đòi hỏi những năng lực khác nhau. Mặt khác nhà tuyển dụng có thể lâm vào tình trạng cố gắng chấp nhận cho xong vì đã mất công tuyển dụng và thử việc. Sai lầm nữa là nhà tuyển dụng có thể giao những việc mà bản thân họ cũng không biết thế nào là tốt thế nào là không tốt.

Tôi nghĩ rằng nhiệt tình hết lòng vì công việc mang yếu tố sống còn đối với sự thành bại của mỗi người đặc biệt là người mới thử việc. Tất nhiên người thử việc nào chẳng muốn thể hiện sự nhiệt tình vì họ rất muốn được nhận vào; nhưng sự nhiệt tình có trong bản chất con người khác với sự nhiệt tình cố gắng thể hiện ra bên ngoài.

Một người nhiệt tình hết lòng vì công việc họ chẳng phải cố gắng tỏ ra nhiệt tình vì vậy nó rất tự nhiên không hề gượng ép. Nó cũng tồn tại lâu dài, bền vững bất chấp sự thay đổi của ngoại cảnh. Còn một người cố gắng tỏ ra nhiệt tình chỉ tồn tại được một thời gian ngắn và phải có người bên cạnh để chứng kiến. Khi không có ai chứng kiến, anh ta sẽ về với bản chất của mình và việc hiệu quả công việc thấp.

Vậy nếu bạn là sinh viên còn vài năm nữa mới phải đâm đơn xin việc thì nên luyện cho mình sự nhiệt tình bằng cách nhiệt tình trong mọi công việc khi đã nhận cho dù đó có là việc gia đình, việc thằng bạn nhờ, việc không ai ghi nhận, việc mình chẳng nhận được lợi ích gì khi làm.

Bạn chắc đã biết lý thuyết cửa sổ vỡ rồi, nếu như mình buông thả những cái nhỏ thì mình sẽ buông thả những cái lớn hơn vì vậy phải cố gắng hết sức cho dù đó có là việc bé thế nào đi chăng nữa.

Nguyễn Sinh