Phiên giao dịch ngày 1/2/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý

Cập nhật: 02:01 | 01/02/2021 Theo dõi KTCK trên

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 1/2/2021, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Công ty chứng khoán Bảo Việt – BVSC

Khuyến nghị trung lập cho cổ phiếu TCB với giá mục tiêu là 32.900 VND/CP

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank (HOSE – Mã: TCB) đã công BCTC Quý 4/2020 kết quả tích cực trên các chỉ tiêu chính. Theo đó, LNST thuế cả năm đạt 12.325 tỷ đồng (+23,3% yoy) và vượt 5,6% so với dự báo của BVSC.

Tính riêng Quý 4/2020, LNST TCB đạt 3.953 tỷ đồng (+30,5% yoy). Kết quả tích cực này nhờ TCB đẩy mạnh hoạt động cho vay, mở rộng NIM, CIR giảm và phí suất tín dụng giảm (credit cost).

Trong 9T2020, tăng trưởng tín dụng của TCB được dẫn dắt bởi trái phiếu doanh nghiệp với mức tăng 78,6% YTD trong khi đó cho vay khách hàng tăng trưởng 0% YTD. Tuy nhiên, cho vay khách hàng đã có sự tăng trưởng đột phá trong Quý 4/2020 với mức tăng 20,2% QoQ nhờ Việt Nam kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, triển vọng vaccine khả quan cũng như triển vọng vĩ mô năm tới khả quan từ đó giúp ngân hàng có thể mạnh dạn giải ngân.

Quý 4/2020, NIM của TCB đạt 5,47%, tương đương với NIM Quý 3 và tăng 122 bps so với cùng kỳ. Lợi suất sinh lợi trên tài sản của TCB có sự sụt giảm nhẹ so với với Quý 3 do áp dụng lãi suất ưu đãi của các khoản vay mới, lãi suất huy động giảm cũng như hạ lãi suất hỗ trợ khách hàng. Tuy nhiên, NIM quý 4 của TCB vẫn tương đương với Quý 3 và là mức cao nhất trong 3 năm gần đây nhờ chi phí vốn giảm mạnh. Chi phí vốn của TCB giảm nhờ lãi suất huy động giảm và CASA tăng mạnh. Năm 2021, BVSC đánh giá NIM của TCB có thể sẽ giảm 19 bps về mức 4,55% do TCB có thể hạ lãi suất để hỗ trợ khách hàng, TCB tăng giải ngân cho vay mua căn hộ mà lãi suất ưu đãi khá thấp trong một vài năm đầu cũng như tỷ trọng cho vay khối khách hàng doanh nghiệp lớn tăng.

2610-co-phieu-luu-y
Ảnh minh họa

Quý 4/2020, tỷ lệ nợ xấu của TCB tiếp tục giảm và đạt 0,47%. Đây là mức thấp nhất trong lịch sử TCB và thấp nhất hệ thống. Sự cải thiện tỷ lệ NPL chủ yếu là nhờ khách hàng phục hồi khả năng thanh toán (TCB chỉ xóa bỏ nợ xấu 345 tỷ, là mức thấp hơn nhiều so với các quý trước đó) và do tín dụng tăng nhanh trong Quý 4. Tỷ lệ LLRC tăng lên 171%, đây cũng là mức cao nhất trong lịch sử của TCB và cao thứ 2 trong hệ thống (chỉ sau VCB). Tỷ lệ nợ xấu thấp và LLRC cao tạo ra nền tảng vững vàng cho TCB trong những năm tới. Đặc biệt hơn, Số ngày phải thu của TCB cũng đã có sự cải thiện đáng kể và đang dần tiến về mức trung bình trong hệ thống.

Quý 4/2020, Techcombank ghi nhận tỷ lệ CASA cao nhất từ trước tới nay là 46,1%, đây cũng là tỷ lệ CASA cao nhất trong hệ thống. Techcombank là người đi đầu và đã thành công trong việc thu hút CASA từ khách hàng cá nhân nhờ chính sách như miễn phí chuyển khoản, tặng tiền khi chi tiêu, gia tăng trải nghiệm trên ứng dựng… Giữa năm 2020, Techcombank tiếp tục là ngân hàng tiên phong cung cấp giải pháp toàn diện và miễn phí cho khách hàng doanh nghiệp với các dịch vụ tiên phong. Nhờ chính sách mới này, Quý 4/2020, CASA từ nhóm khách hàng doanh nghiệp đã tăng tới 44,4% QoQ (52,9% YTD). Đây là động lực mới giúp cho CASA của Techcombank tiếp tục bứt phá mạnh mẽ trong Quý 4 mặc dù đã ở mức rất cao. Với văn hóa liên tục đổi mới sáng tạo, liên tục đưa ra các sản phẩm và giải pháp mới để gia tăng trải nghiệm khách hàng thì chúng tôi cho rằng TCB sẽ tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu về tỷ lệ CASA.

Chúng tôi ưa thích Techcombank do đây là ngân hàng đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm với mức tăng trưởng kép 10 năm qua là 19,5%/năm. Cùng với đó Techcombank là ngân hàng có văn hóa đổi mới sáng tạo và là ngân hàng tiên phong trong việc tạo ra nhiều dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Techcombank cũng là ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao với ROE bình quân 4 năm gần đây lên tới 21,2% với đòn bẩy tài chính thấp nhất trong hệ thống ở mức 6 lần. Tuy nhiên, giá của cổ phiếu Techcombank đã tăng tới mức giá mục tiêu của BVSC, do đó chúng tôi thay đổi khuyến nghị từ OUTPERFORM sang NEUTRAL với mức giá mục tiêu là 32.900 VND/CP (cao hơn 5,4% so với mức giá đóng cửa ngày 28/01/2021).

Khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu BMP với giá mục tiêu là 68.200 đồng/cp

CTCP Nhựa Bình Minh (HOSE – Mã: BMP) công bố KQKD Q4/2020 khởi sắc – Doanh thu thuần tăng 12,2% YoY đạt 1.300,5 tỷ, và LNTT tăng đáng kể 19,3% YoY đạt 142 tỷ. Động lực chính: (1) Tăng trưởng sản lượng tiêu thụ khả quan đạt 29,863 tấn (+4,1% YoY); (2) BLN gộp tăng nhẹ lên mức 22,4% so với mức 21,9% Quý 4/2019 chủ yếu nhờ ASP tăng mạnh lên mức 43,5 triệu/ tấn (+2,0% QoQ; +7,8% YoY) và gia tăng lợi ích quy mô kinh tế; và (2) Sụt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp mạnh 98,2% YoY do ghi nhận hoàn nhập dự phòng và chi phí nhân công ở mức âm khả năng nhờ BMP trích trước chi phí nhờ KQKD ấn tượng của các quý trước.

Tựu chung cả năm 2020, doanh thu thuần và LNST của BMP lần lượt đạt 4.686 tỷ (+8,0% YoY) và 523 tỷ (+23,6% YoY). Với kết quả này, hoàn thành 102% và 101% dự báo doanh thu thuần và LNST cả năm 2020 của chúng tôi. BMP vượt 3%/ 12% kế hoạch doanh thu/LNST cả năm 2020 đã đặt ra.

Nền tảng cơ bản tốt. Đến cuối Quý 4/2020, lượng tiền mặt và tiền gửi của BMP tăng mạnh 103,9% YoY lên mức 1.405,7 tỷ (46,6% tổng tài sản), gần như không sử dụng đòn bẩy với các khoản nợ ngắn hạn không đáng kể 55,3 tỷ (D/E ở mức rất thấp là 0,02x). Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh duy trì mạnh mẽ.

Cho năm 2021, chúng tôi hiện đang dự báo doanh thu thuần đạt 4.978.5 tỷ (+6,3% YoY) và LNST tăng nhẹ 2,1% YoY lên mức 533,4 tỷ, chủ yếu hỗ trợ bởi sản lượng bán hàng tăng nhờ tăng cường hợp nhất thị trường và thúc đẩy đầu tư công cũng như triển vọng ngành xây dựng và BĐS khả quan hơn. BMP khả năng đã nâng giá bán các sản phẩm trong Quý 4/200 trong bối cảnh giá PVC phục hồi mạnh mẽ, trong khi đó chúng tôi cũng tin rằng BMP có thể sẽ không còn chia sẻ lợi ích từ giá nguyên vật liệu đầu vào thấp qua chiết khấu cho hệ thống đại lý như đã thực hiện quyết liệt trong năm 2020. Chúng tôi sẽ xem xét lại dự phóng KQKD năm 2021 và cung cấp thêm thông tin sau Analyst Meeting của BMP vào Thứ 3 tuần tới.

BVSC hiện khuyến nghị OUTPERFORM với BMP với mức giá mục tiêu là 68.200 đồng/cp (Upside: 24,7%). Tại mức giá hiện tại, BMP đang giao dịch tại mức P/E và EV/EBITDA năm 2021 là 8,9x và 4,2x, chiết khấu 24%/19% so với mức trung bình ngành lần lượt là 5,2x và 11,7x. BVSC ưa thích BMP với vị thế cạnh tranh để hưởng lợi nhiều nhất từ việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và câu chuyện gia tăng hợp nhất ngành ống nhựa tại Việt Nam nhờ những lợi thế riêng biệt của BMP: (1) Tài sản thương hiệu lâu đời cùng với chất lượng sản phẩm đi đầu và hệ thống phân phối rộng khắp; (2) Thế mạnh bảng cân đối kế toán; (3) Chuỗi sản xuất tốt, vượt trội (97-98% nguyên vật liệu đầu vào đến từ nguồn trong nước); và (4) Ban lãnh đạo tâm huyết.

Khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu DRC với giá mục tiêu 1 năm là 33.900/cp

Hoạt động xuất khẩu của CTCP Cao Su Đà Nẵng (HOSE – Mã: DRC) phục hồi nhanh hơn và mạnh hơn kỳ vọng trong Quý 4/ 2020 đã chứng minh nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt của DRC, bao gồm Mỹ, Brazil và Malaysia đã phục hồi lạc quan. Điều đáng khích lệ là sản lượng tiêu thụ nội địa của DRC cho thấy tăng trưởng ổn định qua hàng quý. BVSC kỳ vọng việc kiểm soát tốt hơn COVID-19 và triển khai vaccine sắp tới sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của DRC; đồng thời kỳ vọng DRC duy trì hoạt động vững chắc hơn ở thị trường nội địa với nhu cầu thay thế gia tăng nhờ các dự án cơ sở hạ tầng lớn (ví dụ: Sân bay Long Thành) và nỗ lực mạnh mẽ trong nghiên cứu và phát triển tung ra nhiều sản phẩm mới gần đây và giá trị thương hiệu lâu dài của DRC.

Vị thế tài chính vững mạnh – Đến cuối năm 2020, tổng tài sản của DRC là 2.430 tỷ; tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tăng mạnh lên 339 tỷ (14% tổng tài sản). Nhờ có dòng tiền hoạt động mạnh, DRC đã tiếp tục hạ đòn bẩy, nợ ngắn hạn giảm mạnh xuống 306 tỷ (-42,5% YoY), đồng thời gần như tất toán nợ dài nợ dài hạn với số dư không đáng kể là 0,8 tỷ (-99,5% YoY). Do đó, đòn bẩy của DRC ở mức thấp với D/A là 0,14x. Vị thế tiền mặt mạnh, cùng với đòn bẩy thấp sẽ tiếp tục thu hẹp lỗ tài chính ròng của DRC trong các quý tới và do đó, mở đường cho chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao hơn.

DRC đặt KHKD Quý 1/2021 mạnh mẽ - Doanh thu thuần đạt 835 tỷ (+4% YoY) và LNTT là 66 tỷ (+41% YoY). Chúng tôi cho rằng DRC có thể dễ dàng hoàn thành kế hoạch này nhờ (1) Thị trường xuất khẩu và nội địa phục hồi mạnh mẽ; (2) Chi phí khấu hao giảm mạnh; và (3) Giảm chi phí lãi vay. Các yếu tố tích cực này sẽ bù đắp nhiều hơn sự phục hồi của giá nguyên liệu.

Triển vọng phục hồi mạnh mẽ của Công ty trong Quý 4/2020 củng cố hơn nữa quan điểm của BVSC rằng DRC được trang bị cạnh tranh để tăng trưởng mạnh mẽ hậu COVID-19. Chúng tôi điều chỉnh tăng dự phóng doanh thu thuần năm 2021 lên 4.130 tỷ (+13,3% YoY) và LNTT là 473,9 tỷ (+47,8% YoY). Các động lực chính: (1) Tăng trưởng doanh thu nhờ tăng sản lượng tiêu thụ và giá bán bình quân (ASP) sau khi Công ty nâng giá bán trước sự phục hồi gần đây của giá một số nguyên liệu đầu vào chính; (2) BLN gộp mở rộng nhờ quy mô kinh tế gia tăng và chi phí khấu hao giảm mạnh và ASP tăng; và (3) Các khoản lỗ tài chính ròng có khả năng tiếp tục giảm.

Chính sách chi trả cổ tức tiền mặt cao hơn. BVSC dự báo cổ tức tiền mặt của DRC cho giai đoạn 2020-23 trong khoảng 1.500-3.000 đồng/cp. Suất cổ tức hấp dẫn ở mức 5,8-11,7% theo giá cổ phiếu hiện tại.

Khuyến nghị: DRC đóng cửa ở mức 26.000 đồng/cp vào ngày 29/01/2021, giao dịch ở mức P/E năm 2021 là 8,1x và EV/EBITDA năm 2021 là 4,9x, chiết khấu 41%/23% so với mức trung bình trong lịch sử 5 năm là 13,7x/ 6,4x. Duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với giá mục tiêu 1 năm là 33.900/cp, upside hấp dẫn là 35,8%. DRC được trang bị cạnh tranh để ghi nhận tăng trưởng KQKD ấn tượng trong giai đoạn tới khi chi phí khấu hao và chi phí lãi vay sụt giảm mạnh, cùng với triển vọng phục hồi tiêu thụ khả quan trên cả thị trường xuất khẩu và nội địa. BVSC ưa thích DRC với sự kết hợp vượt trội giữa khả năng sinh lời dẫn đầu ngành, triển vọng tăng trưởng khả quan, bảng cân đối kế toán mạnh và chính sách cổ tức tiền mặt hấp dẫn.

Công ty chứng khoán Bản Việt - VCSC

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu DHC

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cho CTCP Đông Hải Bến Tre (DHC), dựa trên khả năng của DHC trong việc tận dụng đà tăng trưởng tiêu thụ của giấy bao bì tại Việt Nam nhờ vào năng lực đã được chứng minh của công ty và tiềm năng mở rộng công suất.

Chúng tôi tăng giá mục tiêu thêm 22% nhờ điều chỉnh tổng LNST giai đoạn 2021-2023 tăng 20% khi KQKD quý 4/2020 của DHC cho thấy nhu cầu giấy mạnh hơn và chi phí hoạt động thấp hơn kỳ vọng của chúng tôi. Ngoài ra, công suất thực tế của nhà máy giấy Giao Long 2 vượt dự báo trước đây của chúng tôi.

Chúng tôi điều chỉnh tăng tổng sản lượng bán giấy giai đoạn 2021-2023 thêm 7% trong khi tăng biên lợi nhuận gộp dự phóng giai đoạn 2021-2023 thêm trung bình 30 điểm cơ bản, nhờ giá bán trung bình (ASP) dự kiến cao hơn bù đắp cho chi phí thùng carton cũ (OCC) cao hơn do dịch COVID- 19 làm gián đoạn nguồn cung OCC toàn cầu.

Chúng tôi dự báo EPS sẽ tăng 17% trong năm 2021 và đạt tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) 7% trong giai đoạn 2021-2023 – mức tăng trưởng giai đoạn sau chủ yếu được thúc đẩy bởi ASP cao hơn và giá OCC quay về mức bình thường sau dịch COVID-19. Trong khi đó, chúng tôi ước tính công suất giấy hiện tại của DHC sẽ được sử dụng toàn bộ trong năm 2021.

Các dự báo của chúng tôi chưa ghi nhận tiềm năng của nhà máy Giao Long 3 – nhà máy có thể tăng công suất giấy của DHC thêm ít nhất 120% theo ước tính của chúng tôi – do tiến độ thực hiện chưa chắc chắn.

Giá mục tiêu của chúng tôi tương ứng P/E năm 2021 của DHC là 10,2 lần, thấp hơn nhẹ so với P/E trượt trung bình 5 năm của các công ty cùng ngành là 10,9 lần. * Rủi ro đối với quan điểm tích cực của chúng tôi: Giá bán giấy thấp hơn do các đối thủ cạnh tranh gia tăng công suất; tình trạng khan hiếm OCC kéo dài do dịch COVID-19 bùng phát tại các quốc gia phát triển.

Công ty chứng khoán BIDV - BSC

Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu HPX nằm tại mức 42.2

Cổ phiếu HPX của Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát đang ở trong trạng thái tăng giá sau tích lũy trong ngắn hạn quanh vùng giá 33-34. Thanh khoản tăng cao trong phiên hôm nay đã đẩy giá cổ phiếu đóng cửa ở mức trần.

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Mặc dù chỉ báo động lượng RSI vừa đi vào vùng quá mua nhưng đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của HPX nằm tại khu vực xung quanh 33. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 42.2, cắt lỗ nếu ngưỡng 32 bị xuyên thủng.

Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Nhận định chứng khoán ngày 1/2/2021: Sẽ có hiện tượng chốt lời cục bộ

Thanh khoản cao trong phiên 29/01 vừa qua đã giải tỏa được mức căng margin của những tài khoản sử dụng đòn bẩy cao. Nhíp ...

Lợi nhuận FPT Retail giảm 95% trong năm 2020, cổ phiếu FRT ‘nằm sàn’ liên tục

Cả năm 2020, FPT Retail đạt 14.666 tỷ đồng doanh thu và 10 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, 28 tỷ đồng lợi nhuận trước ...

Nhận định chứng khoán tuần từ 1-5/2/2021: Sẽ duy trì nhịp hồi phục?

Thị trường chứng khoán trong nước trải qua tuần biến động rất mạnh và có phiên giảm điểm kỷ lục. Tuy nhiên, các chỉ số ...

Nguyễn Thanh (t/h)

Tin liên quan