Những công việc giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm

Cập nhật: 09:00 | 02/12/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Một công việc làm thêm (Part-time) lý tưởng dành cũng quý giá đối với sinh viên như giấy trúng tuyển vào đại học vậy. Ngoài thời gian lên lớp, sinh viên ngày nay luôn hăng hái tìm việc để trả học phí hoặc phí sinh hoạt phụ giúp cho gia đình, đồng thời tích lũy cho bản thân kinh nghiệm và kỹ năng hữu ích cho nghề nghiệp trong tương lai.  

nhung cong viec giup sinh vien co them kinh nghiem Làm thêm sinh viên “được gì”?
nhung cong viec giup sinh vien co them kinh nghiem Kỹ năng mềm quan trọng như thế nào đối với các bạn trẻ?
nhung cong viec giup sinh vien co them kinh nghiem Tỷ phú Warren Buffett khuyên sinh viên muốn thành công hãy chăm sóc“trí óc và cơ thể”
nhung cong viec giup sinh vien co them kinh nghiem Bệnh “ảo tưởng sức mạnh” là nguyên nhân khiến thất nghiệp

Tiền bạc không phải tất cả những gì công việc làm thêm mang lại. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều sinh viên làm part-time có kết quả học tập tốt hơn và có nhiều khả năng tìm được việc làm trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp.

Không có một công việc chung phù hợp với tất cả sinh viên; điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình, chuyên ngành đang học, sở thích và ưu tiên cá nhân và một số yếu tố khác. Tuy nhiên, việc làm thêm phù hợp với đa số sinh viên cần đáp ứng một số hoặc tất cả các tiêu chí sau: thu nhập, thời gian linh hoạt, trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm.

Dưới đây là một số công việc đáp ứng các tiêu chí nói trên.

1. Thu ngân

Thu ngân là người chịu trách nhiệm xử lý các nghiệp vụ tiền, nhận thanh toán của khách hàng tại nhà hàng, siêu thị và các cửa hàng bán lẻ các loại. Công việc thu ngân hữu ích cho các bạn sinh viên chuyên ngành tài chính, kế toán. Bạn sẽ được làm quen với hệ thống POS, sử dụng phần mềm Excel trong thực tiễn, cũng như trau dồi một số kỹ năng khác như quản lý thời gian, thích nghi nhanh với môi trường làm việc và khả năng giao tiếp với khách hàng.

nhung cong viec giup sinh vien co them kinh nghiem
Những công việc giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm (Ảnh minh họa)

2. IT

Nhân viên IT là nghề chưa bao giờ hết "nóng" trong những năm vừa qua, đi liền với nó là thu nhập cao mà nhiều người mơ ước. Tuy nhiên, nhân viên IT cũng đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn vững và khả năng học hỏi nhanh bất kể là phần cứng, phần mềm, quản trị mạng hay thiết kế web. Sinh viên ngành CNTT sẽ thuận lợi hơn khi tìm việc sau khi ra trường nếu đã có kinh nghiệm làm thêm trước đó.

2. Cộng tác viên kinh doanh/bán hàng

CTV kinh doanh hay nhân viên bán hàng partime có giờ giấc linh hoạt, bạn có thể làm bất cứ lúc nào rảnh rỗi ngay tại nhà. Công việc phù hợp với sinh viên nhiều ngành khác nhau, chỉ cần bạn có mối quan hệ đủ rộng và truyền thông tốt để bán được sản phẩm. Tuy có lợi thế về thời gian làm việc nhưng công việc này lại không có thu nhập ổn định vì phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. Làm cộng tác viên kinh doanh, nhân viên bán hàng partime, kỹ năng giao tiếp, bán hàng, marketing của bạn sẽ cải thiện rõ rệt.

3. Gia sư

Đây là công việc lý tưởng của các bạn sinh viên có kết quả học tập tốt ở tất cả các chuyên ngành và các trường khác nhau. Ưu điểm của làm gia sư là bạn có thể điều chỉnh thời gian, lương cao (tính theo giờ), thời gian ngắn (khoảng 1,5 - 2 giờ/ca). Đây còn là cơ hội rèn luyện cho sinh viên khối ngành sư phạm để rèn luyện nghiệp vụ trong thực tế.

4. Viết lách

Hiện nay có rất nhiều công ty, tổ chức đang kiếm người có khả năng viết lách với thời gian làm việc linh hoạt. Tùy thuộc vào yêu cầu công việc mà bạn sẽ chịu trách nhiệm trong việc tạo ra nội dung cho một hoặc nhiều mảng chủ đề. Để làm được công việc này bạn cần phải có khả năng sáng tạo và viết tốt.

5. Biên tập nội dung

Cũng giống như việc viết lách, biện tập nội dung về cơ bản đòi hỏi bạn cũng phải có khả năng viết nhất định. Nhưng thay vì phải viết nhiều, bạn sẽ tập trung vào việc đọc, chỉnh sửa ngữ pháp, câu từ, chính tả dựa theo chiến lược nội dung chung đã được đề ra. Công việc này cũng cần bạn phải làm việc với tốc độ nhanh vì khối lượng nội dung phải biên tập trong một ngày sẽ rất nhiều.

6. Nghiên cứu trực tuyến

Đối với công việc này bạn thường hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách tìm kiếm các câu hỏi từ phía khách hàng, nghiên cứu để giải thích, cung cấp câu trả lời rõ ràng cho khách hàng. Để làm được công việc này bạn cần sự tỉ mỉ, tập trung, kiên nhẫn, kỹ năng nghiên cứu, tìm kiếm thông tin tốt và có kiến thức chung nhất định trong kinh doanh cũng như lĩnh vực nghiên cứu.

7. Phân tích

Vì là loại công việc khá khó nên để nhận được công việc phân tích số liệu, phân tích thị trường các nhà tuyển dụng thường yêu cầu bạn có kinh nghiệm, có kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, có khả năng làm việc với con số, đọc biểu đồ, nhạy cảm với sự thay đổi của thị trường.

8. Thiết kế web

Đây là công việc rất thích hợp với những bạn sinh viên yêu thích thiết kế, công nghệ, đồ họa. Trong vai trò này, bạn sẽ phụ trách việc xây dựng, cập nhật, quản lý các yếu tố cần thiết của một trang web và đảm bảo cho nó hoạt động hiệu quả.

9. Truyền thông xã hội

Nếu bạn có nhiều thời gian rảnh, hiểu biết và sử dụng tốt các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Twitter bạn có thể ứng tuyển vào vị trí phụ trách quản lý và sản xuất nội dung tiếp thị cho các kênh truyền thông xã hội của các công ty, tổ chức.

Trên đây là những gợi ý công việc làm thêm dành cho các bạn sinh viên đang có nhu cầu tìm việc làm, tích lũy kinh nghiệm và có thêm thu nhập để hỗ trợ cho gia đình, những công việc này nếu như được làm quen, thử sức từ khi còn là sinh viên, sẽ giúp sinh viên có thêm nhiều kỹ năng và năng lực thực hành, để khi tìm việc làm chính thức sẽ không khỏi bỡ ngỡ, nhanh chóng nắm bắt được nhịp độ của công việc.

Lương Đức

Tin liên quan