Hành trình xây dựng “startup kỳ lân duy nhất” ở đất nước chuột túi của cô gái trẻ

Cập nhật: 11:03 | 20/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Cô gái trẻ Melanie Perkins đã sáng lập và xây dựng Canva được định giá 1 tỷ USD và trở thành startup kỳ lân đầu tiên trong lĩnh vực công nghệ của Australia.  

hanh trinh xay dung startup ky lan duy nhat o dat nuoc chuot tui cua co gai tre Trong hành trình sự nghiệp của tỷ phú Bill Gates vụ đầu tư nào thành công nhất?
hanh trinh xay dung startup ky lan duy nhat o dat nuoc chuot tui cua co gai tre Hành trình từ “nở hoa” đến “bế tắc” của “Sát thủ chi phí”
hanh trinh xay dung startup ky lan duy nhat o dat nuoc chuot tui cua co gai tre Hành trình trở thành nữ doanh nhân thành đạt đất Sài Gòn của CEO Đoàn Thu Thủy

Canva - Phần mềm thiết kế cho những người không có kinh nghiệm thiết kế

Động lực giúp cô gái trẻ Melanie Perkins - khi đó còn là sinh viên tại Đại học Tây Úc - nảy ra ý tưởng thành lập Canva đến từ vấn đề khó khăn khi làm việc với phần mềm thiết kế mà rất nhiều sinh viên trong lớp cô cùng gặp phải.

Perkins nghĩ rằng phải có một cách nào đó dễ dàng hơn để mọi người thể hiện được ý tưởng của họ mà không gặp khó khăn khi sử dụng Photoshop hoặc các phần mềm tương tự.

Nghĩ là làm. Bước đầu tiên là cô cùng với Cliff Obrecht, một bạn học đại học tạo ra Fusion Books vào năm 2007. Đây là một công cụ trực tuyến giúp tạo ra các niên giám học đường. Cả hai đã thành lập công ty và nhân rộng Fusion Books ra ngoài phạm vi Đại học Tây Úc. Hiện nay, công cụ này đã được hàng trăm trường học sử dụng và giúp tạo ra hàng ngàn cuốn kỷ yếu.

Năm 2012, bộ đôi sáng lập này đã gặp Cameron Adams, một cựu kỹ sư của Google và ba người đã nảy ra ý tưởng sử dụng các nguyên tắc thiết kế nền tảng của Fusion Books để tiếp cận thị trường rộng lớn hơn.

hanh trinh xay dung startup ky lan duy nhat o dat nuoc chuot tui cua co gai tre
Cô gái trẻ Melanie Perkins - CEO và đồng sáng lập của Canva

Năm 2013, Melanie Perkins (khi đó 24 tuổi) đã cùng các đồng sáng lập Cameron Adams và Cliff Obrecht ra mắt trang web Canva, cung cấp các công cụ thiết kế kỹ thuật số và tài nguyên thiết kế cho những người không có nhiều kinh nghiệm thiết kế.

Kể từ đó, trang web này đã không ngừng phát triển thành một nền tảng có 15 triệu người dùng trên 190 quốc gia.

Trên nền tảng thành công đó, năm ngoái bộ ba đồng sáng lập Canva đã huy động thành công 40 triệu USD từ các nhà đầu tư, trong đó có Sequoia Capital (một trong hai quỹ đầu tư mạnh nhất ở Mỹ), giúp Canva được định giá 1 tỷ USD và trở thành startup kỳ lân đầu tiên trong lĩnh vực công nghệ của Australia.

Canva không giống bất cứ công cụ nào đã từng có trên thị trường. Thường thì các công cụ khác bị phân mảnh, yêu cầu người dùng tìm kiếm các yếu tố khác nhau như ảnh, bố cục và phông chữ ở các nơi khác. Sau khi có được các tài nguyên cần thiết, các nhà thiết kế sau đó phải sử dụng một công cụ như Photoshop để ghép các thiết kế của họ lại với nhau trong một quy trình chậm và khá phức tạp.

Trong khi đó, Canva đã tạo ra một giao diện duy nhất đủ đơn giản để các nhà thiết kế có thể đạt được kết quả tuyệt vời với những thao tác đơn giản.

"Chúng tôi muốn trao quyền cho tất cả mọi người để thiết kế mọi thứ và xuất bản chúng ở bất cứ đâu", Perkins nói.

Canva – Startup kỳ lân tỷ đô duy nhất tại đất nước chuột túi (Australia)

Canva lúc tung ra thị trường đã khiến Perkins và các cộng sự của cô đã lo lắng rằng các nhà thiết kế chuyên nghiệp có thể sẽ không thích nền tảng mới có thể ảnh hưởng tới "lãnh địa" độc quyền của họ. Thế nhưng, cả nhóm đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng các nhà thiết kế chuyên nghiệp đã tích cực sử dụng công cụ của họ để tương tác với khách hàng.

Đến nay, Canva đã phát triển thành công cụ thiết kế đồ hoạ trực tuyến có hơn 10 triệu người dùng, bằng 100 ngôn ngữ tại 190 quốc gia trên thế giới. Mỗi ngày, người dùng Canva tạo ra hơn 1 triệu thiết kế mới.

80% công ty trong nhóm Fortune 500 (500 doanh nghiệp lớn nhất tại Mỹ) và phiên bản miễn phí của Canva hiện đang được sử dụng bởi hơn 25.000 tổ chức phi lợi nhuận, nhờ đó nó góp phần tạo nên nhiều hành động đẹp hơn. Đây là điều đáng kinh ngạc cho thấy tác động mà công cụ của chúng tôi đã tạo ra, Perkins nói thêm.

Tuy nhiên, cũng vì thành công quá nhanh với quy mô và tốc độ tăng trưởng lớn đã đặt Canva trước những thách thức. Canva đã phát triển từ đội ngũ ban đầu chỉ gồm 8 nhân viên cho đến hiện tại là hơn 300 nhân viên. "Mỗi lần lượng nhân viên tăng gấp đôi, mọi thứ bắt đầu khó kiểm soát", Adams, người hiện là giám đốc sản phẩm của Canva cho biết.

Perkins chia sẻ kế hoạch tới của Canva: "Chúng tôi đang tập trung vào việc tiếp tục phát triển Canva để mở rộng khả năng tiếp cận với nhiều người dùng hơn trên toàn cầu và chúng tôi cũng đang còn rất nhiều mục tiêu để hiện thực".

"Mặc dù, chúng tôi đã có những bước tiến lớn trong việc hiện thực hóa tầm nhìn trong vài năm qua, nhưng chúng tôi chỉ mới thực hiện được 1% trong kế hoạch giúp công ty và đưa ra nhiều cải tiến để có thể trao quyền cho cộng đồng những nhà thiết kế", cô nói thêm.

hanh trinh xay dung startup ky lan duy nhat o dat nuoc chuot tui cua co gai tre
Văn phòng của Canva tại Australia

Để thúc đẩy tăng trưởng, Canva đã điều chỉnh các công cụ của mình cho phù hợp với từng thị trường. Canva gần đây đã ra mắt một phiên bản tiếng Trung với phông chữ tiếng Trung, các mẫu thiết kế phù hợp với văn hóa bản địa và có thêm một nhóm hỗ trợ tại Bắc Kinh.

"Năm ngoái, chúng tôi đã ra mắt một số ngôn ngữ phức tạp hơn, chẳng hạn như tiếng Ả Rập và tiếng Do Thái. Điều này cũng buộc Canva phải thiết kế lại toàn bộ giao diện vì hai ngôn ngữ này thường đọc từ phải sang trái", Perkins cho hay.

Hiện tại, dù Canvas được miễn phí một phần, một số tính năng (như tương tác với đội ngũ phát triển) yêu cầu người dùng phải trả phí. Startup này cũng kiếm tiền từ các sản phẩm đi kèm như kho hình ảnh có sẵn cũng như dịch vụ in tại 31 quốc gia trên thế giới và đã bắt đầu sinh lời.

Các nhà lãnh đạo Canva cho biết, từ tháng 7/2017, công ty đã nhận được nhiều nguồn doanh thu. Thứ nhất, là doanh thu từ những người dùng trả tiền, họ phải trả 12,95 USD mỗi tháng cho mỗi tài khoản đăng ký, mặc dù cũng có sẵn phiên bản cơ bản miễn phí. Thứ hai, tất cả người dùng phải trả 1 USD cho mỗi bức ảnh được mua từ trang web. Fusion Books có mẫu trả tiền cho mỗi lần in, cũng như thanh toán cho các bức ảnh được sử dụng.

Hành trình tìm kiếm đầu tư 3 năm dài

Tốt nghiệp ngành quản trị marketing và từng làm gia sư thiết kế đồ hoạ, Perkins đã mất nhiều năm để kêu gọi vốn cho mô hình startup của mình trước khi ra mắt Canva vào tháng 8/2013.

"Tôi đã gặp vô số thử thách và mất nhiều thời gian để thu hút nhà đầu tư tại thung lũng Silicon cũng như tìm thành viên cho startup của mình. Và tôi đã bị từ chối rất nhiều lần", Perkins nhớ lại.

Perkins đã từng phải sống trên sàn nhà căn hộ của anh trai tại San Francisco trong chuyến đi 3 tháng tới Thung lũng Silicon để tìm kiếm nhà đầu tư. Vào ban ngày, cô dùng wifi miễn phí tại khu ăn uống của một trung tâm mua sắm. Khi đó, Perkins đã thực hiện khoảng 100 cuộc gặp với các nhà đầu tư nhưng tất cả đều từ chối rót tiền cho Canva.

"Tôi đã mất 3 năm mới gặp được nhà đầu tư đầu tiên thực sự chịu rót vốn cho startup của mình", Perkins cho biết.

Trải qua nhiều áp lực ban đầu tư các nhà đầu tư Mỹ trong việc mở rộng quốc tế, hiện Canva có 250 nhân viên làm việc tại các chi nhánh ở Sydney và Manila (Philippines).

"Hoạt động tại Australia có nhiều lợi ích đáng kinh ngạc. Canva có thể tận dụng những điều kiện tốt nhất ở cả Mỹ và Australia. Chúng tôi có các nhà đầu tư từ Thung lũng Silicon và có thể khai thác mạng lưới của họ", Perkins nói.

Lần gọi vốn mới đây đánh dấu vụ đầu tư đầu tiên của quỹ Sequoia Capital (Mỹ) vào Canva. Dẫn đầu vòng gọi vốn này là quỹ đầu tư Blackbird Ventures của Australia.

Lời khuyên của Perkins cho những người ấp ủ thành lập startup là đừng trông mong vào "thành công chớp nhoáng". Việc phát triển một công ty đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. "Bị từ chối là một phần của quá trình đó", Perkins nói.

Nguyễn Sinh (Tổng hợp)

Tin cũ hơn
Xem thêm