Những doanh nhân gạo cội và hành trình thăng trầm cùng đất nước

Cập nhật: 14:32 | 13/10/2023 Theo dõi KTCK trên

Những doanh nhân gạo cội của đất nước, dù đã ở tuổi thất tuần, thay vì nghỉ ngơi, dưỡng già sau bao năm hăng say cống hiến, song họ vẫn tiếp tục miệt mài ngày đêm lo lắng cho sự phát triển của doanh nghiệp, cho sự phát triển kinh tế chung của đất nước.

Những doanh nhân gạo cội và hành trình thăng trầm cùng đất nước
Những doanh nhân gạo cội và hành trình thăng trầm cùng đất nước

“Nữ tướng” ngành kim hoàn Cao Thị Ngọc Dung

Bà Cao Thị Ngọc Dung sinh năm 1957 (66 tuổi), quê ở tỉnh Quảng Ngãi và được xem là “nữ hoàng” trong ngành bán lẻ vàng bạc đá quý tại Việt Nam. Năm 1988, bà thành lập cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý Phú Nhuận, tiền thân của Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) hiện nay.

Với 35 năm dẫn dắt PNJ, bà Cao Thị Ngọc Dung là một trong số những “nữ tướng” đầy kinh nghiệm hiếm hoi trên thương trường. Từ một cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ, đến nay, PNJ đã trở thành nhà bán lẻ trang sức số 1 châu Á với gần 400 cửa hàng trên toàn quốc và 7.000 nhân sự đang làm việc.

Khi được hỏi về điều tự hào nhất, Chủ tịch PNJ nói rằng: "Chúng tôi đã và đang chăm lo cho nhau như một gia đình” bởi đối với bà, các nhân sự của PNJ không chỉ nghĩ cho mình mà còn phải chăm lo đến nhiều người khác bên ngoài cộng đồng.

Vừa qua, nữ doanh nhân Cao Thị Ngọc Dung đã vinh dự là người Việt Nam duy nhất được vinh danh là 1 trong 40 biểu tượng xuất sắc nhất (Extraordinary 40) ngành kim hoàn thế giới. Trong số 40 nhân vật được vinh danh, bà là 1 trong 4 người phụ nữ nhận được giải thưởng này.

Theo cập nhật, hiện tại, bà Dung đang xếp vị thứ 52 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam với tổng tài sản lên đến 1.559 tỷ đồng.

Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch “đế chế” đa ngành FPT

Dù đang giữ chức vụ Chủ tịch của một doanh nghiệp 4 tỷ USD (96.000 tỷ đồng) ở tuổi 67 (1956), thế nhưng ông Trương Gia Bình vẫn không ngần ngại đi bán hàng, chào hàng khiến nhiều người ngạc nhiên, nể phục.

Ông chia sẻ rằng: “Bây giờ FPT sản xuất chip, có thể tôi sẽ phải gặp tất cả các công ty sản xuất chip lớn trên toàn cầu để chào hàng và thuyết phục họ hợp tác.”

Phát biểu tại buổi gặp mặt ngày 11/10 giữa Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, ông Trương Gia Bình chia sẻ 3 niềm vui: Niềm vui thứ nhất là được Thủ tướng mời gặp mặt, niềm vui thứ hai là làm người doanh nhân, niềm vui thứ ba là vừa vui vừa phải suy nghĩ, nỗ lực.

Không chỉ coi kinh doanh là lẽ sống, ông Trương Gia Bình còn khao khát cống hiến vì sự hưng thịnh quốc gia. 15 năm nghiên cứu, 35 năm làm kinh doanh, cộng dồn lại hơn nửa đời người, hành trình từ một nhà khoa học rẽ sang con đường kinh doanh, cầm giấy phép thành lập công ty nhưng không một đồng vốn, không tài sản, vừa chạy vừa lẫm chẫm dò đường, có lẽ ông không bao giờ quên được.

Ngoài kinh doanh, ông Bình còn tích cực làm thiện nguyện. Được biết, ông chính là người đã xây dựng ngôi trường Hy Vọng (Hope) và nuôi dạy hơn 200 trẻ mồ côi do hậu quả của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam.

Ông Cô Gia Thọ - “Cha đẻ” của dòng bút bi Thiên Long

Ông Cô Gia Thọ sinh năm 1958 (65 tuổi), quê quán ở Quảng Đông, Trung Quốc nhưng ông sinh ra và lớn lên tại TP HCM, Việt Nam. Hiện tại, ông là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thiên Long (HOSE: LTG) và Công ty CP Đầu tư Thiên Long Long Thành.

Sau hơn 40 năm thành lập, có thể nói, hầu hết học sinh Việt Nam đều biết đến thương hiệu bút bi Thiên Long. Thậm chí, hơn 90% người Việt nhận diện được thương hiệu Thiên Long theo một nghiên cứu thị trường do Nielsen Việt Nam công bố trước đó. Hiện tại, Thiên Long đang có gần 3.500 nhân viên trong và ngoài nước, sản phẩm đã “đặt chân” đến 61 quốc gia trên thế giới.

Với slogan “Sự học là trọn đời” và “Sức mạnh của tri thức”, Thiên Long đã chiếm vị trí lớn trong quá trình trưởng thành của nhiều học sinh, sinh viên.

Dù quản lý một doanh nghiệp có hàng nghìn nhân viên, thế nhưng ông Cô Gia Thọ lại có một quan điểm rõ ràng: “Yếu tố then chốt để tạo nên một doanh nghiệp vững mạnh chính là con người. Do đó, người đứng đầu phải có sự cảm thông, chia sẻ và tôn trọng cấp dưới”.

Còn trên thươn trường kinh doanh, ông cho rằng: “Trường hợp có gì đó phát sinh thì phải có cách để sửa đổi và hóa giải. Anh em trong môi trường chơi với nhau 5-5, công bằng hết, thậm chí có những lúc mình sẽ phải nhường họ. Thôi bây giờ mình lấy 4 cũng được, nhường người ta 6. Mình nhận phần ít cũng được, phải có suy nghĩ cho đi trước nhận về sau”.

Doanh nhân đa tài Đỗ Minh Phú – Chủ tịch Doji và TPBank

Ông Đỗ Minh Phú sinh năm 1953 (70 tuổi), là Chủ tịch HĐQT Tiên Phong Bank (HOSE: TPB) và Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tập đoàn Doji. Có lần, ông Phú cho biết "chưa nghĩ đến kế hoạch nghỉ hưu" và "chừng nào còn đủ sức khỏe và còn đóng góp được cho doanh nghiệp thì tôi vẫn còn làm".

Con trai của ông Phú hiện là Tổng giám đốc Tập đoàn Doji, còn con gái lớn đang giữ chức Phó Tổng giám đốc. Thế nhưng, nhà sáng lập Doji vẫn chưa yên tâm dưỡng già và là người có quyền chi phối tuyệt đối tại doanh nghiệp này cũng như TPBank.

Bên cạnh những chiến lược kinh doanh đầy kinh nghiệm, doanh nhân Đỗ Minh Phú còn sáng tác thơ, mà thành quả mới nhất là tập thơ vừa ra đời khi ông kỷ niệm tuổi 70 của mình.

Tuy không phải nhà thơ chuyên nghiệp, thế nhưng các tác phẩm của ông Phú lại được nhiều người đánh giá là khá điêu luyện với ngôn ngữ chắt lọc, mang tính hình tượng, tứ thơ sâu sắc và sử dụng các biện pháp tu từ uyển chuyển.

Ông viết thơ không nhất thiết ở một thể, một loại nào và linh hoạt về hình thức. Thơ của ông có độ sâu và thể hiện triết lý nhân sinh mạnh mẽ. Đọc thơ của tác giả Đỗ Minh Phú, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều từng nhận xét: "Tôi luôn mang cảm giác ông ngồi lặng lẽ và mở không chớp mắt ngắm nhìn những người thân yêu trong gia đình ông với tiếng đập vang dội của tình yêu thương từ trái tim ông”.

Hai chỉ vàng làm nên nghiệp lớn của doanh nhân Cô Gia Thọ - "cha đẻ" dòng bút bi "quốc dân" Thiên Long

Để gây dựng được nên thương hiệu bút bi Thiên Long gắn liền với các đời học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay, ít ...

CEO Trương Gia Bình: “Người hùng” đưa FPT từ con số 0 trở thành đế chế công nghệ viễn thông số 1 Việt Nam

Trương Gia Bình là người sáng lập ra đế chế công nghệ, truyền thông hàng đầu nước ta - FPT. Ông chính là người đã ...

Bà Cao Thị Ngọc Dung: Câu chuyện xây dựng PNJ trở thành một ngôi nhà bền vững

TBCKVN - Vừa qua, theo lời mời làm diễn giả (speaker) từ CSRWorks International tại Hội nghị báo cáo Phát triển bền vững (PTBV) châu ...

Ngọc Bích

Tin liên quan