Grab phải bồi thường cho Vinasun hơn 4,8 tỷ đồng

Cập nhật: 14:50 | 28/12/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Ngày 28/12, TAND TP HCM phán quyết vụ án vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) kiện Công ty TNHH Grab (Grab) đòi bồi thường 41,2 tỷ đồng.  

grab phai boi thuong cho vinasun hon 48 ty dong Không thể hòa giải, Vinasun và Grab tiếp tục đại chiến tại tòa
grab phai boi thuong cho vinasun hon 48 ty dong Grab phản hồi sau kết luận có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh
grab phai boi thuong cho vinasun hon 48 ty dong Grab mua lại Uber: "Có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh"

Theo đó, HĐXX chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Vinasun, buộc Grab bồi thường hơn 4,8 tỷ đồng cho Vinasun, bác phần đòi bồi thường còn lại.

HĐXX nhận định đây là vụ án kinh doanh thương mại, Vinasun khởi kiện yêu cầu bồi thường là khởi kiện ngoài hợp đồng. Trong khi đó, Grab là công ty nước ngoài nên vụ kiện là thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND TP HCM.

Vinasun cho rằng Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi, không phải doanh nghiệp kinh doanh công nghệ như Đề án 24. Vinasun khẳng định chính bởi sự xuất hiện của Grab với các chương trình khuyến mãi tràn lan, cuốc xe 0 đồng khiến khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của Grab, gây thiệt hại cho Vinasun nên yêu cầu Grab bồi thường hơn 41,2 tỉ đồng.

grab phai boi thuong cho vinasun hon 48 ty dong
Hình ảnh tại phiên tòa sáng nay.

Tuy nhiên theo phía Grab, ngoài lĩnh vực taxi, Vinasun cũng đầu tư, mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác. Tổng doanh thu của Vinasun vẫn tăng đều đặn nhưng lợi nhuận giảm là do chi phí hoạt động, đầu tư không ngừng tăng cũng như do chuyển đổi mô hình kinh doanh. Tuy vậy, vấn đề này lại không được thể hiện trong nghiên cứu của công ty giám định.

Việc sụt giảm doanh thu của Vinasun không phải do Grab gây ra. Kết luận giám định đã không chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của Grab đối với thiệt hại của Vinasun nên yêu cầu tòa đình chỉ vụ án...

Quá trình xét xử, HĐXX nhận định việc Vinasun cho rằng theo Đề án 24 thì Grab không có chức năng kinh doanh vận tải nhưng lại thực hiện hoạt động này nên gây thiệt hại cho Vinasun. HĐXX xét thấy căn cứ các chứng cứ cũng như lời khai nhân chứng, người liên quan thì Grab giao dịch với hành khách bằng phương thức kết nối phần mềm. Hoạt động này chính là kinh doanh vận tải điện tử, chứ không đơn thuần chỉ là cung ứng phần mềm kết nối.

Ngoài ra Grab còn có các vi phạm, đã bị cơ quan chức năng xử phạt như: vi phạm kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không đăng ký, không niêm yết theo quy định khẩu hiệu "Tính mạng con người là trên hết", khuyến mãi gửi trực tiếp vào email cá nhân, vi phạm hai hợp đồng trên một chuyến xe... Dù Bộ GTVT đã có văn bản yêu cầu Grab dừng dịch vụ GrabShare nhưng Grab không chấp hành...

HĐXX nhận định Grab có hành vi vi phạm Đề án 24. Việc Vinasun khởi kiện cho rằng Grab kinh doanh gây thiệt hại cho Vinasun là có căn cứ...

Về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật của Grab và thiệt hại của Vinasun. Đó là xe của Grab càng tăng thì xe Vinasun nằm bãi càng nhiều, giảm giá trị vốn hoá thị trường là có mối quan hệ nhân quả. Tuy nhiên, HĐXX cho rằng về vấn đề giảm vốn hoá thị trường của Vinasun còn có nhiều yếu tố, không xác định cụ thể được phần nào do Grab gây ra...

Từ các nhận định trên, HĐXX chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Vinasun, buộc Grab bồi thường hơn 4,8 tỉ đồng cho Vinasun, bác phần đòi bồi thường còn lại...

Trước đó, vào 31/10, HĐXX đã quyết định tạm dừng phiên tòa khi 2 bên đương sự có đề nghị xin thêm thời gian để ngồi lại đàm phán. Sau khi hội ý, HĐXX đã quyết định chấp nhận tạm dừng phiên tòa theo đề nghị của 2 bên.

Trong phần xét hỏi cách đây 2 ngày, hai bên đương sự cho biết đã hòa giải bất thành do không thống nhất được quan điểm nên tòa buộc phải tiếp tục xét xử vụ kiện theo quy định pháp luật.

Vinasun không chấp nhận phương án bán cổ phần chênh lệch 65 tỷ đồng cho phía Grab.

Trong khi đó, đại diện Grab cũng cho rằng Vinasun không khởi kiện vì mục đích thương mại, bởi Grab có thể đưa ra nhièu giải pháp có lợi cho đơn vị này. "Mục đích của Vinasun là muốn triệt tiêu cái mới, triệt tiêu mô hình kinh doanh mới. Đây là mấu chốt của vấn đề" - Đại diện của Grab khẳng định tại phiên xử.

Tùng Linh

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm