Cổ phiếu đầu cơ sẽ “lặng sóng” trong một thời gian dài và dòng tiền quay trở lại nhóm vốn hóa lớn

Cập nhật: 16:42 | 17/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Theo VBSC, năm 2022, VN-Index có thể tiến lên đến vùng 1.580-1.600 điểm, tương đương với mức tăng khoảng 6 - 8% so với mức đỉnh của năm 2021. Còn trước mắt trong quý II/2022, nhóm cổ phiếu đầu cơ nhiều khả năng sẽ “lặng sóng” trong một thời gian dài và dòng tiền sẽ có xu hướng quay trở lại các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, đặc biệt là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.

2841-ck-20200220155027

Dòng tiền có xu hướng trở lại nhóm vốn hóa lớn. Hình minh họa.

Điểm qua các sự kiện chứng khoán trong quý I/2022, Chứng khoán Vietcombank - VCBS cho biết, VN-Index đã lập đỉnh cao nhất từ trước đến nay tại mức 1.530 điểm vào tháng 1/2022.

Mặc dù trong những tuần sau đó căng thẳng Nga – Ukraine diễn ra với nhiều diễn biến phức tạp khiến các chỉ số lớn trên thế giới diễn biến tiêu cực, nhưng VN-Index chỉ điều chỉnh giảm với mức vừa phải và vẫn giữ được xu hướng dao động quanh ngưỡng 1.500 điểm với biên độ khoảng +/- 20 điểm.

3653-2

Nguồn: VCBS.

Nhìn chung, nhà đầu tư vẫn có niềm tin vào triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam với kỳ vọng kinh tế dần hồi phục sau đại dịch. Đi cùng xu hướng tích cực của VN-Index, thanh khoản trung bình mỗi phiên trên HOSE duy trì ở mức cao cả về giá trị và khối lượng giao dịch.

Tính trong giai đoạn quý I, khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên đạt hơn 1,01 tỷ cổ phiếu/phiên, tăng trưởng hơn 14% so với bình quân quý I/2021. Giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên cũng tăng gần 64% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 31.175 tỷ đồng.

Đà tăng được dẫn dắt chủ yếu bởi một số cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc nhóm ngân hàng như BID, VCB, MBB. Ngược lại, VIC, MSN và khá nhiều cổ phiếu trong nhóm bất động sản, đáng kể nhất là NVL, VHM ghi nhận xu hướng đi xuống và ảnh hưởng nhiều nhất ở chiều giảm điểm của chỉ số chính.

3739-23
Nguồn: VCBS.

Trong năm 2022, chỉ số VN30 đã đạt đỉnh từ đầu năm và sau đó liên tục ghi nhận các nhịp tăng giảm xen kẽ, dao động trong khoảng từ 1.480 điểm tới 1.560 điểm. Khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên đạt 9.162 tỷ đồng, ghi nhận tăng trưởng 21% so với mức cùng kỳ năm 2021. Hiện tại, chỉ số VN30 đang nhận được sự quan tâm trở lại từ dòng tiền đầu tư sau khi xoay vòng giữa các “game” cổ phiếu mid-cap kể từ giữa năm 2021.

Về phía khối ngoại, trong Q1.2022 thì nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng tổng cộng là 11.300 tỷ đồng giá trị ở các cổ phiếu trong rổ VN30, tính trung bình mỗi phiến bán ròng 185 tỷ đồng. Đáng chú ý, phiên giao dịch ngày 19/1 khối ngoại bán ròng kỷ lục 5.066 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào HPG.

Dòng tiền có xu hướng trở lại nhóm vốn hóa lớn

Về triển vọng thị trường trong quý II, VCBS cho rằng, các yếu tố kinh tế chính sẽ chi phối thị trường chứng khoán trong quý II cũng như năm 2022 vẫn là: Nền kinh tế Việt Nam dần lấy lại đà tăng trưởng kinh tế, nhưng đi cùng với mức lạm phát cao.

Bên cạnh đó, lãi suất nhiều khả năng sẽ tăng nhẹ, nhưng mặt bằng lãi suất nhìn chung vẫn được giữ ở mức thấp nhờ thanh khoản dồi dào của hệ thống ngân hàng.

Theo đó, VCBS tiếp tục duy trì dự báo mức cao nhất trong năm 2022 của VN-Index có thể tiến lên đến vùng điểm 1.580 – 1.600, tương đương với mức tăng khoảng 6 - 8% so với mức đỉnh của năm 2021. Khối lượng giao dịch trung bình trong năm 2022 được dự báo tăng nhẹ so với năm 2021 và đạt bình quân hơn 1 tỷ cổ phiếu mỗi phiên trên cả ba sàn, tương ứng với mức tăng khoảng 8 - 10% so với cùng kỳ.

Giá trị giao dịch trung bình năm 2022 được kỳ vọng tăng trưởng 17 - 20% so với năm 2021, tương ứng với giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên đạt khoảng 28.000 - 30.000 tỷ đồng một phiên trên cả ba sàn.

Trong những ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4, tâm lý nhà đầu tư cũng như diễn biến trên thị trường có sự bất ổn nhất định, sau khi cơ quan chức năng ra quyết định bắt tạm giam lãnh đạo của một số công ty đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

VCBS cho rằng, đây là bước đi cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh và bền vững của thị trường chứng khoán trong dài hạn. Còn trước mắt trong quý II này, nhóm cổ phiếu đầu cơ nhiều khả năng sẽ “lặng sóng” trong một thời gian dài và dòng tiền sẽ có xu hướng quay trở lại các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, đặc biệt là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.

3815-1
Diễn biến VN-Index từ đầu năm 2022 đến nay. (Nguồn: VCBS).
Các bước đi cần thiết để “cải tổ” lại thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp

Các hoạt động chấn chỉnh thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) thời gian qua là hết sức cần thiết, giúp ...

Hội đồng quản trị ngân hàng SHB sẽ có nhân tố mới đầy tiềm năng

Ông Đỗ Quang Vinh (sinh năm 1989) sẽ là thành viên HĐQT trẻ tuổi nhất trong dàn lãnh đạo của ngân hàng SHB nhiệm kỳ ...

Chứng khoán EVS: Cổ phiếu thủy sản và dệt may sẽ là hai nhóm triển vọng nhất quý II

Theo dự báo của CTCP Chứng khoán Everest - EVS, VN-Index trong tháng 4 có thể sẽ đi tìm những điểm cân bằng và sideways ...

Việt Hoàng