Thị trường chứng khoán nối dài đà tăng trước kỳ nghỉ lễ

Cập nhật: 12:26 | 26/04/2024 Theo dõi KTCK trên

Trong phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán tiếp tục giữ vững sắc xanh trước kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày.

Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 26/4/2024, thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì trạng thái "giằng co" với 128 mã tăng, 304 mã giảm, qua đó quay trở lại mốc 1.203 điểm. Thanh khoản thị trường bất ngờ sụt giảm đáng kể so với phiên hôm qua, tương ứng 6,4 nghìn tỷ đồng.

Tại nhóm VN30, VCB, VIC, HDB là các cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà tăng của thị trường. Đáng chú ý, HDB tiếp tục là mã tích cực nhất nhóm với đà tăng trên 3%. Ngược chiều, bộ đôi VRE và CTG đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ với biên độ trên 1%.

Thị trường chứng khoán nối dài đà tăng trước kỳ nghỉ lễ
Diễn biến thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch sáng nay.

Tại nhóm đầu tư công, sắc đỏ bắt đầu lấy lại vị thế trong phiên giao dịch sáng nay. Kết phiên sáng, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,... phân hóa với đà giảm khoảng 2%. Các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,... diễn biến cùng chiều với biến động lớn hơn.

Diễn biến cùng chiều nhóm đầu tư công, nhóm cổ phiếu thép có phần chững nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận đà giảm khoảng 2%. Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như POM, TIS,... biến động không đáng kể.

Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền có phần suy yếu, dẫn tới diễn biến tích cực bao trùm khắp ngành. Trong cuối phiên sắc đỏ là màu chủ đạo. VND là cổ phiếu tích cực nhất nhóm với đà giảm chưa tới 1%. Cùng chiều, các mã như VCI, SSI, FTS, CTS,.... đồng loạt đóng cửa thấp hơn phiên hôm qua 2%.

Trong diễn biến khác, dòng tiền tiếp tục tăng đáng kể tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tại nhóm VN30, cùng chiều với VCB, các mã như HDB, BID.. đồng loạt tăng điểm với thanh khoản cao.

Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên, PVD, PVS, BSR, PVC tiếp nối đà giảm với thanh khoản tăng dần.

Ngoài ra, lực mua có phần hạ nhiệt tại nhóm BĐS trong phiên sáng nay. Kết phiên giao dịch sáng 26/4, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,... phân hóa trong sắc đỏ với giao động từ 2% - 5%. Cá biệt, cổ phiếu QCG tiếp tục gây bất ngờ khi đảo chiều tăng nhẹ trong phiên hôm nay.

Trên sàn HNX, nhịp giảm của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch sáng 26/4, số lượng mã đỏ đã chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index lui về vùng 227 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX cũng ghi nhận mức tăng đáng kể, tương đương 32 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 600 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhóm HNX30 diễn biến tương đối cùng chiều với sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Đáng chú ý, SLS là mã tích cực nhất nhóm khi duy trì sắc xanh trên 1%. Ngược lại, TAR nằm sàn với thanh khoản lớn, qua đó là mã tiêu cực nhất ngành.

Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 20 triệu đơn vị, giá trị khoảng trên 238 tỷ đồng. Cổ phiếu BSR đóng cửa tại mốc 18.000 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 1 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp gần 97 nghìn đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 9.600 đồng.

Tổng quan, trong phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghĩ lễ, chỉ số VN-Index đang tạm giữ sắc xanh với đà tăng tương đối tốt. Mặc dù hệ thống KRX chưa thể triển khai theo như dự định ban đầu, tuy nhiên nhóm cổ phiếu chứng khoán vẫn giữ giá tương đối tốt khi chỉ biến động quanh mốc tham chiếu.

Trái ngược với thị trường chứng khoán Việt Nam, thị trường chứng khoán Mỹ bất ngờ giảm mạnh trong phiên giao dich đêm qua. Theo Báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ cho biết tăng trưởng GDP quý 1 chỉ đạt 1,6%, thấp hơn nhiều so với dự báo của các nhà kinh tế là 2,4%. Báo cáo cũng cho thấy lạm phát đang gia tăng, với chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn rất nhiều so với mức tăng 1,8% trong quý trước. Số liệu này làm tăng lo ngại về lạm phát và cũng củng cố mối hoài nghi về khả năng Fed có thể sớm cắt giảm lãi suất.

Giới phân tích nhận định rằng bản báo cáo cho thấy dấu hiệu của "stagflation" - sự kết hợp giữa tăng trưởng kém và lạm phát cao - có thể tạo ra trở ngại lớn cho các nhà quản lý chính sách tiền tệ trong thời gian tới.

Sau khi báo cáo GDP được công bố, các nhà giao dịch tiếp tục giảm kỳ vọng vào việc Fed sẽ giảm lãi suất. Thị trường lãi suất tương lai phản ánh khả năng Fed chỉ giảm lãi suất một lần trong năm nay.

Cổ phiếu công nghệ là nhóm giảm mạnh nhất, do lo ngại về lãi suất cao hơn kéo dài. Cổ phiếu của Meta (Facebook) giảm 10,5% sau khi công bố dự báo kinh doanh quý 2 không tốt. Cổ phiếu của IBM giảm 8,3% sau khi doanh thu quý 1 không đạt kỳ vọng.

“Với tất cả sự chú ý dành cho trí tuệ nhân tạo (AI) trong 9 tháng qua, việc Meta không đạt dự báo tăng trưởng doanh thu quý I khiến thị trường tự hỏi liệu kiếm tiền từ công nghệ này có dễ dàng hay không”, ông Thierry Wizman, chiến lược gia tỷ giá và ngoại hối toàn cầu tại Macquarie, cho biết.

Cổ phiếu chứng khoán "dửng dưng" trước thông tin liên quan tới việc triển khai KRX

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa phát đi thông báo khẩn về việc triển khai hệ thống KRX. Trước thông tin trên, nhóm ...

Công ty chứng khoán "kiếm bộn" quý đầu năm

Đầu năm 2024, thị trường chứng khoán ghi nhận sự hồi phục tích cực, bức tranh tài chính của các công ty chứng khoán cũng ...

"Gà đẻ trứng vàng" Long Châu giúp FRT báo lãi tăng 43 lần, cổ phiếu tiếp tục vượt đỉnh

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu FRT tiếp tục bứt phá khi chạm mốc 160.000 đồng/cp.

Thành An