Chuỗi tăng trần của cổ phiếu ACM chưa dừng lại, nhà đầu tư đang vui "trên trời"

Cập nhật: 07:09 | 13/04/2021 Theo dõi KTCK trên

Đáng chú ý, dù là một mã nóng trong thời gian qua (với chuỗi 11 phiên trần liên tiếp) song ACM của CTCP Tập đoàn Khoáng sản Á Cường (HNX: ACM) hiện vẫn đang nằm trong diện cổ phiếu bị cảnh báo trên HNX từ 12/4/2018 khi lợi nhuận sau thuế năm 2017 và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính tổng hợp kiểm toán năm 2017 là số âm.

Kết phiên 12/4/2021, cổ phiếu ACM của CTCP Tập đoàn Khoáng sản Á Cường (HNX: ACM) tăng trần phiên thứ 11 liên tiếp từ mức 1.700 đồng (phiên 26/3) lên mức 3.900 đồng - tương ứng tăng 129%. Cùng với đà tăng của cổ phiếu, thanh khoản của mã cũng tăng mạnh (bình quân đạt 4,3 triệu cổ phiếu, cá biệt phiên 8/4 có gần 15 triệu cổ phiếu được giao dịch).

0222-thanh
Diễn biến giá cổ phiếu ACM các phiên gần đây

Được biết, công ty có vốn điều lệ 510 tỷ đồng với một cổ đông lớn duy nhất là ông Nguyễn Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT năm giữ 9,8% vốn tính đến cuối năm 2020.

Trong tháng 2 vừa qua, bà Lê Thị Yến Ngọc từng trở thành cổ đông sau khi mua vào 1 triệu cổ phiếu sau khi nâng sở hữu lên 6,2% vốn. Tuy nhiên 5 ngày sau đó, cá nhân này đã bán ra 1,2 triệu cổ phiếu qua đó giảm sở hữu xuống 3,92%.

Khoáng sản Á Cường hoạt động trong lĩnh vực khai thác quặng kim loại không chưa sắt như quặng nhôm, đồng, chì, kẽm, thiếc… trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Năm 2020, công ty không có doanh thu và lỗ ròng 55 tỷ đồng do chi phí doanh nghiệp và chi phí tài chính, trong khi năm 2019 có lãi 204 triệu đồng.

Năm 2017, 2018, doanh nghiệp này cũng lỗ lần lượt 27 tỷ đồng và 82,8 tỷ đồng.

Năm gần nhất Khoáng sản Á Cường có lãi là 2016 với gần 8,7 tỷ đồng.

Đáng chú ý, dù là một mã nóng trong thời gian qua song ACM hiện vẫn nằm trong diện cổ phiếu bị cảnh báo trên HNX từ 12/4/2018 khi lợi nhuận sau thuế năm 2017 và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính tổng hợp kiểm toán năm 2017 là số âm.

5855-acm

Kết quả kinh doanh của Khoáng sản Á Cường 4 năm qua (nguồn Cafef.vn)

Tổng tài sản đến cuối 2020 ở mức 534 tỷ đồng - giảm 8% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm 20%, chủ yếu là hàng tồn kho 84 tỷ đồng và phải thu ngắn hạn 21,7 tỷ đồng trong đó đã trích lập dự phòng khó đòi gần 125 tỷ đồng.

Tài sản dài hạn gần 425 tỷ đồng, chủ yếu là tài sả cố định chiếm gần 58%, tài sản dở dang dài hạn hơn 58 tỷ đồng, đầu tư tài chính dài hạn hơn 75 tỷ đồng.

Doanh nghiệp đang nợ tài chính 78,4 tỷ đồng với 54% là vay ngắn hạn. Với khoản lỗ lũy kế gần 138 tỷ đồng, công ty còn 374 tỷ đồng vốn chủ sở hữu trong đó có quỹ đầu tư phát triển 1,8 tỷ đồng.

Phiên giao dịch ngày 13/4/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 13/4/2021, ...

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h00’ hôm nay 12/4/2021

Thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như AAA, CRE, HBC, OCB, TPB, HAG, DTL, S74, MPT... được Tạp chí điện tử Kinh ...

Khối ngoại bán ròng nhẹ phiên VN-Index lập đỉnh

Kết phiên giao dịch ngày 12/4/2021, VN-Index lập đỉnh mới sau khi tăng 20,79 điểm (1,69%) lên 1.252,45 điểm. Khối ngoại trở lại bán ròng ...

Văn Thắng