CEO SVF Phạm Duy Hiếu: “Việt Nam sẽ có một thế hệ doanh nhân tử tế hơn bây giờ”

Cập nhật: 16:52 | 02/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Với rất nhiều startup ‘nảy mầm’ từ hệ sinh thái khởi nghiệp mà Startup Vietnam Foundation hỗ trợ các tỉnh xây dựng, ông Phạm Duy Hiếu – Phó Chủ tịch SVF tin rằng, tương lai Việt Nam sẽ có một thế hệ doanh nhân tử tế hơn bây giờ.    

ceo svf pham duy hieu viet nam se co mot the he doanh nhan tu te hon bay gio

Tập đoàn Lazada bổ nhiệm CEO mới tại Việt Nam

ceo svf pham duy hieu viet nam se co mot the he doanh nhan tu te hon bay gio

Tân CEO tại The Coffee House là ai?

ceo svf pham duy hieu viet nam se co mot the he doanh nhan tu te hon bay gio

CEO Nghiêm Xuân Huy: Từ bỏ lương 1,6 tỷ đồng/năm về Việt Nam xây dựng startup Finhay

Có thể nói, Startup Vietnam Foundation (SVF) là một trong những quỹ hỗ trợ khởi nghiệp xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam. Năm 2014, trong khi nhiều người tại Việt Nam chưa biết khởi nghiệp – startup là gì, thì SVF đã bắt đầu có những hoạt động đầu tiên của mình nhằm gầy dựng hệ sinh thái khởi nghiệp cho các tỉnh thành, tập trung vào mảng nông nghiệp.

Sau hơn 5 năm hoạt động và tối ưu hóa, từ chia sẻ của ông Phạm Duy Hiếu – Phó Chủ tịch SVF kiêm CEO của ABBank, quỹ này đã có thể giúp các tỉnh tạo nên một hệ sinh thái khởi nghiệp tương đối hoàn chỉnh, bắt đầu từ ‘cầm tay chỉ việc’ cho các bạn trẻ không biết gì có thể thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp, sau đó cung cấp họ họ mentor, các mối quan hệ, các quỹ đầu tư… để các startup non trẻ đó có thể lớn lên và trưởng thành.

Tuy nhiên, khác với các quỹ về khởi nghiệp khác, SVF không quan tâm nhiều đến các startup ở các thành phố lớn hay về mảng công nghệ - thông tin, những lĩnh vực khởi nghiệp được tiếng tăng trưởng nhanh và mạnh nhất; mà họ chủ yếu để ý đến lĩnh vực nông nghiệp.

ceo svf pham duy hieu viet nam se co mot the he doanh nhan tu te hon bay gio
CEO SVF Phạm Duy Hiếu: “Việt Nam sẽ có một thế hệ doanh nhân tử tế hơn bây giờ”. Ảnh: Nguồn Internet

Nguyên nhân là bởi, trước khi chính thức ra mắt, những nhà sáng lập quỹ đã ngồi lại với nhau để tìm hiểu xem, muốn đưa Việt Nam phát triển hơn thì cần phải đầu tư vào lĩnh vực nào mà nó có thể giúp Việt Nam chiến đấu và chiến thắng trên trường quốc tế. Cuối cùng, mọi người đã tìm ra 2 điểm mạnh có thể giúp Việt Nam bứt phá: nông nghiệp và công nghệ.

Lịch sử cho thấy, các sản phẩm của Việt Nam rất khó cạnh tranh với nước khác khi ra thị trường quốc tế, chỉ riêng sản phẩm nông nghiệp thì lại khác, những nông sản của Việt Nam như gạo, cà phê, tiêu, trái cây… đã chiến thắng rất nhiều lần. Nông nghiệp là thế mạnh thực sự của Việt Nam, chỉ là chúng ta chưa phát huy được điều đó bởi canh tác còn manh mún, chưa áp dụng công nghệ trong sản xuất, bao bì mẫu mã sản phẩm chưa đẹp… Nếu có thể đưa những đổi mới sáng tạo vào lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam có thể mạnh hơn rất nhiều.

Ngoài ra, những người khởi xướng quỹ còn thấy, chỉ bằng nông nghiệp, chúng ta mới có thể khôi phục được hệ sinh thái – môi trường mà chúng ta đang sống, còn bằng lĩnh vực khác không được. Chỉ khi chúng ta thay đổi phương thức canh tác – chăn nuôi thì ‘sức khoẻ’ của môi trường và con người mới khôi phục. Có những dự án nông nghiệp SVF gầy dựng, lúc người sản xuất không dùng phân bón và thuốc trừ sâu hoá học nữa, cá tôm đã quay trở lại đồng ruộng.

Mặt khác, thay vì đầu tư vào những startup cụ thể, thì SVF lại đầu tư hỗ trợ các tỉnh xây dựng hệ sinh thái riêng của mỗi tỉnh, bởi theo họ quan niệm: chỉ bằng hệ sinh thái họ mới có thể tạo ra nhiều startup và phải có nhiều startup thì mới có thể có một vài startup sống sót – lớn khôn.

Theo đó, những doanh nhân thế hệ mới được hình thành theo cách này sẽ không dễ dàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn, trong suốt quá trình làm việc người ta luôn biết lắng nghe, biết sửa chữa sản phẩm của họ. Họ luôn khiêm tốn và tử tế!.

Để có thể hỗ trợ các tỉnh tạo nên hệ sinh thái khởi nghiệp, công việc của ông Hiếu và các đồng sự vô cùng đồ sộ.

Chỉ một dự án, SVF đã phải thực hiện hàng dãy chương trình, ví dụ như dự án 1 - Hoạt động truyền cảm hứng và truyền thông rộng rãi về khởi nghiệp.

Nếu nhìn vào các hệ sinh thái khởi nghiệp đã và đang hình thành ở Việt Nam, hệ sinh thái mà SVF hỗ trợ tạo ra có thể xem là hoàn chỉnh nhất.

Theo lời kể của anh Hiếu, trong giai đoạn đầu ở Đồng Tháp, họ mất tới 9 tháng mới cho ra được 1 startup đầu tiên, còn bây giờ, SVF đã tối ưu hóa được quy trình cũng như chương trình giảng dạy, khiến thời gian rút ngắn chỉ còn 6 tháng, tiết kiệm được 3 tháng.

Thu Hoài

Tin cũ hơn
Xem thêm