1 tháng khối ngoại rút vốn cổ phiếu bluechips, nhiều mã đã giảm giá mạnh

Cập nhật: 09:14 | 26/03/2021 Theo dõi KTCK trên

Việc khối ngoại bán ròng rất mạnh loạt cổ phiếu bluechips trong hơn 1 tháng qua phần nào đã tác động tiêu cực đến diễn biến giá của các mã này trên thị trường trong đó CTG, HPG, VHM và VNM là những mã giảm giá mạnh.

1058-thao
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Kể từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thị trường chứng khoán Việt Nam 'vấp" phải trở ngại rất lớn từ việc khối ngoại bán ròng mạnh. Đây được cho là một trong những yếu tốt tác động xấu đến tâm lý nhà đầu tư trong nước khiến VN-Index liên tục thất bại tại mốc quan trọng 1.200 điểm.

Tính đến phiên 24/3, khối ngoại đã bán ròng 24 phiên liên tiếp trên sàn HOSE (từ 19/2) với giá trị hơn 13.500 tỷ đồng - bằng 89% so với mức bán ròng kỷ lục của cả năm 2020 là 15.200 tỷ đồng. Dù chuỗi bán ròng này không dài bằng thời điểm từ 11/2 đến 26/3/2020 nhưng giá trị vượt xa (Chuỗi 33 phiên bán ròng liên tiếp đó chỉ có giá trị 10.100 tỷ đồng).

Trong phiên giao dịch ngày 25/3, khối ngoại mua ròng trở lại trên HOSE với giá trị 267 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh, dòng vốn này vẫn bán ròng 561 tỷ đồng.

khoi ngoai lan dau mua rong sau gan 1 thang vic duoc gom hon 750 ty dong
Khối ngoại bán mạnh cổ phiếu VNM phiên 25/3

Theo ndh.vn, toàn bộ các cổ phiếu nằm trong top 10 về giá trị bán ròng của khối ngoại sàn HOSE trong 24 phiên giao dịch từ 19/2 đến 24/3 đều thuộc nhóm bluechip trong đó VNM bị khối ngoại bán ròng lên đến 3.500 tỷ đồng. CTG, POW và HPG cũng có giá trị bán ròng của khối ngoại là trên 1.000 tỷ đồng. Các cổ phiếu trụ cột cũng bị bán ròng rất mạnh còn có VCB, VIC hay VHM.

Đi cùng việc rút vốn của khối ngoại, thị giá các cổ phiếu nói trên cũng kém tích cực trong đó VNM để mất đến 9,2% sau 24 phiên giao dịch gần nhất. VHM cũng giảm 5,8%, VIC giảm 2%. CTG và HPG là 2 cổ phiếu hiếm hoi còn duy trì được đà tăng. Dù vậy, CTG chỉ tăng 6% bất chấp ngân hàng này công bố ước kết quả kinh doanh quý I hết sức tích cực với lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 7.000 - 8.000 tỷ đồng (chưa gồm phí upfront từ hợp đồng bancassurance độc quyền với Manulife) - cao hơn 135 - 170% so với cùng kỳ năm trước.

2021-03-25-203921.png

Dễn biến giá của các cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh từ 19/2 đến 24/3 (Nguồn ndh.vn)

Theo đánh giá của ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Nam, dòng vốn rút ra được cho là đến từ Hàn Quốc.

Năm 2018, Thái Lan và Hàn Quốc đã có khoảng thời gian đổ mạnh vào CCQ ETF VN30 nhưng hơn 3 tháng đầu năm 2021, Hàn Quốc đã rút ròng khá mạnh ra khỏi CCQ này.

Điều này theo lý giải của chuyên gia Yanata Việt Nam đến từ vài lý do.

Thứ nhất, dòng vốn ngoại trong 3 tháng đầu năm 2021 mua vào ít hơn so với cùng kỳ có thể do tình trạng dịch bệnh COVID-19 gây ra sự thận trọng nhất định. Khoảng thời gian này, các quỹ thường có những đợt đánh giá lại doanh nghiệp để xem tình hình hoạt động kinh doanh.

Thứ 2, lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cũng gây ra những lo ngại cho nhà đầu tư nước ngoài. Lợi suất tăng dẫn đến dòng tiền rút ra khỏi thị trường mới nổi và cận biên, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế. Theo số liệu của ông Nguyễn Thế Minh, tính từ đầu năm 2021 đến nay chỉ có 3 thị trường tại châu Á được khối ngoại mua ròng là Nhật Bản, Ấn Độ và Indonesia.

Yếu tố tiếp theo dẫn đến việc khối ngoại bán ròng mạnh như trên là dòng tiền đang có xu hướng chuyển dịch sang những thị trường lớn như như châu Âu và Mỹ do tốc độ tiếp cận vaccine COVID-19 nhanh hơn.

Cuối cùng, nghẽn lệnh trên HOSE thời gian qua cũng được cho là khiến tình trạng bán ròng của khối ngoại trở nên trầm trọng hơn.

Chuyên gia đến từ Chứng khoán Yuanta Việt Nam đánh giá, mặc dù tỷ lệ giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài so với thanh khoản thị trường chung là thấp nhưng việc tỷ lệ sỡ hữu giảm dần sẽ dẫn đến diễn biến thị trường chứng khoán phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý của nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước. Thị trường chứng khoán sẽ có rủi ro cao hơn bởi bản chất hành động của nhà đầu tư cá nhân biến động rất mạnh. Điều này sẽ khiến nhiều nhà đầu tư lựa chọn đứng ngoài hoặc đổ sang các kênh đầu tư khác như bất động sản hay tiết kiệm.

Ông Minh cho biết hiện tại chưa có rủi ro nào đáng kể trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, dòng tiền tiền sẽ đổ vào những thị trường hồi phục nhanh đi kèm an toàn thay vì chấp nhận rủi ro. Đây cũng là lý do khiến dòng vốn ngoại chưa quay lại thị trường cận biên và mới nổi cho dù mức độ hồi phục có thể tương đương các nước phát triển.

Khối ngoại lần đầu mua ròng sau gần 1 tháng, VIC được gom hơn 750 tỷ đồng

Khối ngoại trên HOSE phiên hôm nay mua ròng trở lại 267 tỷ đồng nhờ thỏa thuận mạnh VIC trong đó VIC thỏa thuận 7,45 ...

Phiên chiều 25/3/2021: VN-Index thoát hiểm, thị trường đón tín hiệu vui

Phiên giao dịch chiều diễn ra khá trầm lắng trong bối cảnh thị trường tiếp tục nghẽn lệnh. Nhà đầu tư có xu hướng bán ...

Liên tục bán ròng, khối ngoại còn nắm hơn 18,5% cổ phiếu trên sàn HOSE

Theo dữ liệu tổng hợp của FiinTrade (thuộc FiinGroup), sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên HOSE đã về mức thấp hơn hồi ...

Đức Hậu T/H