Vinasun kháng cáo đòi Grab bồi thường thêm 36 tỉ đồng

Cập nhật: 17:02 | 17/01/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Ngày 17/1, TAND Cấp cao tại TP HCM nhận được đơn kháng cáo của Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun). Trước đó, Công ty TNHH Grab (Grab) cũng đã gửi đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm lên cấp tòa này.  

vinasun khang cao doi grab boi thuong them 36 ti dong Grab kháng cáo bản án bồi thường cho Vinasun gần 5 tỉ đồng
vinasun khang cao doi grab boi thuong them 36 ti dong Nữ đại gia bí ẩn tại Vinasun đã “bốc hơi” hơn 8% tài sản
vinasun khang cao doi grab boi thuong them 36 ti dong Grab phải bồi thường cho Vinasun hơn 4,8 tỷ đồng
vinasun khang cao doi grab boi thuong them 36 ti dong Không thể hòa giải, Vinasun và Grab tiếp tục đại chiến tại tòa

Theo đó, Vinasun yêu cầu Tòa phúc thẩm buộc Grab phải bồi thường 36,3 tỉ đồng còn lại cho doanh nghiệp này.

Trong đơn khởi kiện, Vinasun cho rằng Grab cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mãi tràn lan, phá giá… gây thiệt hại cho taxi truyền thống.

Theo Vinasun, trong khi việc khuyến mãi phải được đăng ký trước với Sở Công thương thì Grab lại triển khai tràn lan quanh năm. Việc khuyến mại không được phép diễn ra quá 90 ngày/năm, một chương trình không quá 40 ngày, nhưng Grab không tuân theo nghị định trên.

vinasun khang cao doi grab boi thuong them 36 ti dong
Cuộc chiến giữa Vinasun và Grab vẫn chưa có hồi kết.

Bên cạnh đó, Vinasun cung cấp cho tòa nhiều chứng cứ cho luận điểm trên gồm văn bản, hình ảnh và khoảng hơn 20 video. Từ đó, Vinasun đòi Grab phải bồi thường 41,2 tỉ. Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm ngày 28/12/2018, TAND TP.HCM chỉ buộc Grab bồi thường 4,8 tỉ đồng và bác bỏ khoản tiền 36,3 tỉ.

Trước đó, Grab cũng có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Theo đơn kháng cáo, Grab cho rằng TAND TP không có thẩm quyền xét xử vụ án, đề nghị cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án hoặc nếu không đình chỉ thì cần sửa bản án sơ thẩm hoặc hủy bán án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho TAND TP giải quyết lại.

Ngoài ra, việc áp đặt các quy định về kinh doanh vận tải đối với Grab là không đúng pháp luật và áp dụng không đúng các quy định tại Quyết định 24.

Cụ thể, trong việc xác định thiệt hại của VinaSun, chi phí xe nằm bãi và giảm giá trị vốn hóa thị trường không phải thiệt hại thực tế của VinaSun hoặc xác định là có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm của Grab và thiệt hại của VinaSun, trong khi trên thực tế, thiệt hại của VinaSun do nhiều nguyên nhân khác gây ra.

Trước đó, cuối tháng 12/2018, TAND TP HCM phán quyết chấp nhận 1 phần yêu cầu khởi kiện đòi bồi thường của nguyên đơn, buộc Grab bồi thường cho Vinasun hơn 4,8 tỷ đồng. Số tiền yêu cầu bồi thường còn lại hơn 36 tỷ đồng không được tòa chấp nhận.

Bên cạnh đó, tòa kiến nghị bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan có thẩm quyền xem xét Grab là loại hình dịch vụ kinh doanh vận tải để quản lý đúng theo quy định pháp luật. Kiến nghị Bộ Tài chính quản lý giá cước, thuế của Grab theo quy định. Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền đảm bảo Grab thực hiện đóng bảo hiểm cho các tài xế...

Tùng Linh

Tin liên quan