Nhân viên mong đợi gì từ sếp?

Cập nhật: 10:33 | 11/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Tác động luôn từ 2 phía, và mong đợi của nhân viên cũng khác rất nhiều so với mong đợi của sếp. Vậy nhân viên mong đợi những gì từ sếp của mình?  

nhan vien mong doi gi tu sep Những “kiểu” nhân viên nào dễ được sếp yêu thích?
nhan vien mong doi gi tu sep Sếp mới nên phản ứng như thế nào khi bị nhân viên “bắt nạt”?
nhan vien mong doi gi tu sep Phản ứng như thế nào khi sếp ghét bạn?

Dưới đây là một số chia sẻ của Larry Bossidy về mong đợi của nhân viên đối với sếp của mình.

Ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị và CEO của AlliedSignal từ năm 1991 đến 1999, là Chủ tịch Hội đồng quản trị và CEO của Honeywell từ 2001 đến 2002. Ông cũng từng là Tổng giám đốc của Công ty tài chính General Electric (nay là Quỹ đầu tư GE) và giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của GE. Vừa qua, ông đã chia sẻ một vài kinh nghiệm lãnh đạo của mình với tờ Harvard Business Review.

Vạch ra đường hướng rõ ràng

Nếu tôi là nhà lãnh đạo, công việc chính của tôi là tuyên bố rõ ràng doanh nghiệp sẽ phát triển theo chiều hướng nào, tại sao và sẽ thu được lợi ích gì khi đạt được mục đích.

nhan vien mong doi gi tu sep
Ảnh minh họa

Đặt ra mục tiêu

Một người lãnh đạo doanh nghiệp có thể tự hào khẳng định rằng mình làm tốt công việc, nhưng anh ta không thể biết chắc ông chủ của mình có nghĩ như vậy không, nếu anh ta không có mục tiêu đặc biệt nào để vươn tới. Bên cạnh mục tiêu chung, mỗi người nên đặt ra các mục tiêu cá nhân trong từng thời kỳ và giới hạn thời gian để hoàn thành mục tiêu đó.

Mục tiêu và mục đích rõ ràng sẽ trở thành nền tảng của các quyết định

Hãy giải thích cho nhân viên biết rõ mục tiêu của mình, họ sẽ luôn cảm thấy thoải mái và hạnh phúc khi biết mình đang làm việc cho một nhà lãnh đạo tài năng.

Thường xuyên ủng hộ nhân viên và khích lệ họ ngay khi cần

Khi tôi ủng hộ một ai đó, tức là tôi đang tỏ dấu hiệu cho anh ta thấy rằng: tôi quan tâm đến quá trình phát triển sự nghiệp của anh ta, cũng như tôi nhìn thấy tương lai sáng lạn đang mở ra trước mắt anh ta. Tôi rất ghét kiểu lãnh đạo chỉ nói những lời đơn giản, như “làm tốt lắm, Joe”. Joe có thể đã làm tốt công việc của mình, nhưng anh ta sẽ làm tốt hơn nếu tôi biết cách khích lệ.

Trong kỳ tổng kết hàng năm, hãy đọc diễn văn thật đơn giản

Một bài phát biểu thật sự là một bài phát biểu tuyên dương nhân viên rằng năm vừa qua họ đã làm việc thật tốt, tuy nhiên có một vài việc họ có thể làm tốt hơn, đồng thời chỉ ra cách họ và lãnh đạo của mình sẽ hợp tác như thế nào để đạt được những mục tiêu chung đã đề ra. Điều quan trọng: không được dùng những từ ngữ phức tạp và đa nghĩa.

Quyết đoán và đúng thời điểm

Sự quyết đoán sẽ chẳng có nghĩa gì khi không đúng thời điểm. Mọi người thường mong chờ tôi ra các quyết định ngay khi nhận được thông tin cần thiết. Nhưng đồng thời mọi người cũng hy vọng các quyết định đó sẽ không được tùy tiện, mà phải rõ ràng. Khi một hợp đồng lớn có nguy cơ đổ vỡ, việc giải quyết không phải chỉ vào phút cuối cùng mà phải trước đó hàng tháng trời. Tại Allied, một nhân viên bán hàng bàn thảo hợp đồng với hãng Boeing đã hỏi liệu tôi có thể gọi sang bên đó không, không chỉ bởi vì tôi có kỹ năng bán hàng giỏi hơn anh ta, mà bởi vì tôi đại diện cho Allied. Anh ta chỉ yêu cầu tôi một điều: gọi điện trước 11h, thời điểm hợp đồng đóng lại.

Vấn đề là mọi người thường có xu hướng ngại nhờ sếp giúp đỡ

Họ nghĩ rằng điều này chứng tỏ năng lực yếu kém của bản thân. Họ chỉ nhờ khi có nguy cơ mất hợp đồng với khách hàng. Tôi chưa bao giờ coi hành động đề nghị sự giúp đỡ là biểu hiện kém năng lực, tôi coi điều này thể hiện sự tự tin của nhân viên.

Luôn có mặt khi cần

Nếu tôi mong mọi người thông báo cho tôi những gì đang xảy ra, thì tôi cũng cần phải có mặt ngay khi họ cần. Thông thường khi một ông sếp bước chân qua cửa công ty, ông ta chẳng mấy để ý ai đang đi ra. Nếu ông ta biết trước toan tính xin thôi việc của một nhân viên giỏi, hẳn ông sẽ rủ anh ta đi ăn tối, nói với anh ta về các cơ hội thăng tiến cũng như triển vọng của công ty, và biết đâu sẽ thay đổi được ý nghĩ của người nhân viên đó.

Tôi không bao giờ ghét một nhân viên, chỉ vì anh ta mang đến tin xấu

Thực tế, tôi luôn ý thức được rằng nếu họ đến vói tôi, thì thông thường đó chắc chắn không phải là tin tốt. Hầu hết mọi người chỉ báo tin cho lãnh đạo khi cần giúp đỡ.

Trung thực và thẳng thắn

Mọi người thường mất rất nhiều thời gian tìm cách báo tin cho ai đó để không làm họ phật lòng, tức là chuyển tin theo cách ngoại giao nhất. Khi đến thăm một công ty mà tôi chịu trách nhiệm tư vấn, điều đầu tiên tôi yêu cầu lãnh đạo công ty đó là một bản copy các đánh giá về nhân viên dưới quyền ông ta. Tôi chẳng lấy gì làm ngạc nhiên khi trong bản copy tiếp tục dùng những từ ngữ né tránh. Bạn hãy xem kỹ những từ ngữ mập mờ dưới đây:

Thường kết thúc công việc trước kỳ hạn (Có nghĩa: Chú tâm vào công việc)

Giải quyết vấn đề có phân tích (Làm việc cẩn thận)

Có tinh thần đồng đội (Hòa nhã với mọi người)

Khiến mọi người tin tưởng (Người có trách nhiệm)

Những từ bên trái chẳng có nghĩa gì cả. Nói bóng gió chẳng giúp người ta tiến bộ lên được. Nếu cần nói gì đó nhạy cảm và mang tính ngoại giao, hãy làm tốt hơn thế. Còn nếu không thể, hãy nói thẳng với nhân viên.

Đưa ra kế hoạch thưởng rõ ràng

Mọi người muốn được thưởng công bằng và hợp lý vì những đóng góp của họ cho công ty. Họ cũng muốn biết rõ về các nguyên tắc thưởng. Là một người lãnh đạo, bạn nên biết nhân viên thường dự đoán khoản thưởng của mình vào cuối năm. Và nếu lãnh đạo không đưa ra các mục tiêu làm việc rõ ràng, họ sẽ không biết liệu mình nên làm gì để được thưởng. Cơ chế thưởng bí mật và phức tạp chỉ khiến hiệu quả làm việc của nhân viên thấp đi mà thôi.

Lương Đức

Tin liên quan