Phiên giao dịch ngày 10/5/2022: Những cổ phiếu cần lưu ý

Cập nhật: 17:30 | 09/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch 10/5/2022, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC

Tiếp tục nắm giữ cổ phiếu HAH và hạn chế mua mới

Mức Stock Rating của HAH (CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An - Sàn HOSE) ở mức 99 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.

Đồ thị giá của HAH đóng cửa tăng 4,9% và đạt mức cao nhất 52 tuần. Đồng thời, đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực, nhưng Sức mạnh giá của HAH vẫn trên mức 98 điểm cho nên rủi ro mua mới vẫn ở mức cao và dư địa tăng giá không còn nhiều.

Hệ thống chỉ báo xu hướng của FSC đã khuyến nghị mua cổ phiếu HAH vào phiên 29/04/2022 với lợi nhuận tạm tính là 17,45% cho nên FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục NẮM GIỮ và HẠN CHẾ MUA MỚI.

3954-hahktck
FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn tiếp tục nắm giữ cổ phiếu HAH và hạn chế mua mới. Hình minh họa.

Công ty chứng khoán VNDirect – VND

Duy trì khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu STK với giá mục tiêu xuống 68.200 đồng/cp

CTCP Sợi Thế Kỷ (HOSE: STK) ghi nhận doanh thu Q1/22 đạt 640 tỷ đồng (+12,9% svck) và LN ròng 76,3 tỷ đồng (+ 8,8% svck). KQKD Q1/22 thấp hơn kỳ vọng của VND do (1) STK đã từ chối nhận thêm đơn đặt hàng sợi tái chế do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao và 2) biên LN gộp giảm 2,3 điểm % xuống 17,5% sau khi giá chip Polyetylen (PE) tăng mạnh trong Q1/22.

VND cho rằng STK sẽ đôi mặt với nhiều khó khăn do giá NVL đầu vào tăng cao và sự gia nhâp của các đối thủ mới. Giá chip PE, chiếm 60% giá vốn hàng bán đã tăng 18% svck trong Q1/22 sau đà tăng của giá dầu. VND dự phóng giá chip PE sẽ giảm dần tới cuối năm 2022, đạt 28.309 đồng/kg (+10,8% svck) vào năm 2022 và 27.459đ/kg (-3% svck) trong 2023. Bên cạnh đó, công ty TNHH Polytex Far Eastern, nhà sản xuất sợi Đài Loan sẽ chuyển nhà máy sợi sang Việt Nam với công suất 60.000 tấn / năm vào năm 2022. Far Eastern sẽ là nhà sản xuất sợi tái chế thứ ba tại Việt Nam với mục tiêu cung cấp cho ngành dệt may Đài Loan & các nhà sản xuất hàng may mặc. Do đó, VND cho rằng sự cạnh tranh trên thị trường nội địa đang nóng lên do quy mô của nhà máy Far Eastern tương đương với STK.

VND giảm DT từ sợi tái chế 2022/23 xuống 22,5%/9,1% so với dự báo trước đó do (1) KQKD Q1/22 thấp hơn kỳ vọng và áp lực cạnh tranh gia tăng từ các công ty mới bắt đầu; (2) Nhà máy Unitex sẽ khánh thành vào Q2/23, chậm hơn 3 tháng so với kế hoạch ban đầu. VND điều chỉnh giảm 0,4 điểm %/0,5 điểm % biên LN gộp 2022/23 sau khi giá chip PE tăng 8%/6%. Do đó, LN ròng 2022/23 điều chỉnh giảm lần lượt là 6,9%/16,9% so với dự phóng trước đó. Tuy nhiên, tăng trưởng LN ròng vẫn giữ ở mức 28% trong năm 2022-23, cao hơn mức trung bình 91% trong năm 2020-21.

Theo đó, VND duy trì khuyến nghị Khả quan và giảm giá mục tiêu xuống 68.200 đồng/cp. VND điều chỉnh giảm giá TP xuống 5,6% sau khi hạ EPS năm 2022-23 lần lượt 6,9%/16,9%. Giá cổ phiếu của STK đã giảm 14% kể từ 15/04 sau sự sụt giảm chung của thị trường. VND cho rằng STK vẫn là một cổ phiếu được ưa thích trong lĩnh vực xuất khẩu với mức tăng trưởng LN trung bình 28% trong 2022-23. Tiềm năng tăng giá là DT sợi tái chế và sợi nguyên sinh cao hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá bao gồm giá NVL đầu vào tăng cao hơn dự kiến.

Công ty chứng khoán KB Việt Nam – KBSV

Khuyến nghị mua cổ phiếu TCB với giá mục tiêu 65.600 đồng/cp

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (HOSE - Mã: TCB) ghi nhận thu nhập lãi thuần quý 1 đạt 8.111 tỷ đồng (+11,9%QoQ và +32,4%YoY), thu nhập ngoài lãi đạt 2.000 tỷ đồng (-31,4%QoQ và -28,8%YoY). Chi phí dự phòng 1Q2022 chỉ khoảng 218 tỷ đồng, giảm mạnh 74%YoY. Nhờ đó, LNTT 1Q2022 tăng khoảng 22,9%YoY và 10,5%QoQ, đạt 6.785 tỷ đồng.

Lợi suất đầu ra bình quân 1Q2022 có dấu hiệu hồi phục khi tăng 36bps QoQ, đạt 7,65% nhờ lợi suất các khoản đầu tư chứng khoán cải thiện 82bps QoQ, lợi suất bình quân từ hoạt động cho vay vẫn giảm nhẹ 5bps QoQ do ngân hàng hạn chế giải ngân vào lĩnh vực bất động sản. Lãi suất đầu vào bình quân chỉ tăng nhẹ 14bps QoQ, đạt 2,15%. Biên lãi thuần 1Q2022 tiếp tục cải thiện 26bps QoQ lên mức 5,9%.

Tăng trưởng cho vay khách hàng ở mức 5,3%YTD trong khi hoạt động đầu tư trái phiếu tiếp tục được đẩy mạnh, tăng 23.7%YTD. Tín dụng từ đó tăng 9,3%YTD. Huy động từ thị trường liên ngân hàng tăng mạnh 22,7%YTD, tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá lần lượt tăng nhẹ ở mức 4,5%YTD và 2.8%YTD

Tỷ lệ nợ xấu 1Q2022 gần như không tăng so với cuối năm 2021, đạt 0,67%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu chỉ giảm nhẹ 2 điểm %, đạt 160,8% - vẫn ở mức cao so với ngành. Nợ tái cơ cấu tiếp tục giảm 300 tỷ đồng xuống còn 1.600 tỷ đồng (chiếm 0,5% tổng dư nợ).

Hoạt động cho vay bất động sản của Techcombank vẫn còn đang rất hạn chế trong 2Q2022. Do đó, ngân hàng sẽ đẩy mạnh giải ngân vào nửa cuối năm để bù đắp cho 6 tháng đầu năm nhờ các dự án của Vinhomes và Masterise đã bắt đầu mở bán.

Sử dụng 2 phương pháp định giá P/B và Chiết khấu lợi nhuận thặng dư, KBSV đưa ra mức giá mục tiêu cho năm 2022 của cổ phiếu TCB là 65.000 đồng/cp, cao hơn 56,6% so với giá tại ngày 06/05/2022. Khuyến nghị MUA cổ phiếu TCB.

Công ty chứng khoán Phú Hưng - PHS

Khuyến nghị mua cổ phiếu MSN với giá mục tiêu 164.800 đồng/cp

Quý 1/2022, CTCP Tập đoàn Masan (HOSE - Mã: MSN) ghi nhận DTT đạt 18.189 tỷ đồng (-9%YoY) do mảng thức ăn chăn nuôi không còn đóng góp vào doanh thu của Công ty. LNST tăng trưởng hơn gấp 5 lần, đạt 1.895 tỷ đồng nhờ cải thiện LN của Crown X.

Ban lãnh đạo MSN đưa ra kế hoạch kinh doanh 2022 của công ty với DTT và LNST mục tiêu 90-100 nghìn tỷ đồng và 6.800 – 8.500 tỷ đồng.

Hướng tới phát triển Point of Life và tiêu dùng công nghệ – quân cờ dài hạn của MSN: Tập đoàn cần phải thực hiện 3 mục tiêu (1) Nhân rộng mô hình mini mall - mua sắm tất cả trong một cửa hàng (tích hợp WCM, Phano, Tecombank và Phúc Long), giúp tăng trải nghiệm của người tiêu dùng; (2) Chiếm lĩnh 40-50% thị phần xung quanh khu vực cửa hàng mini-mall. Sau đó, tăng độ phủ mô hình mini mall, ít nhất phải được 50% số lượng cửa hàng WCM+ hiện hữu, xa hơn là lộ trình hướng đến tỷ lệ 100%; (3) Hợp tác với Trusting social - ứng dụng công nghệ trong tiêu dùng công nghệ: Masan Group đã mua 25% cổ phần Trusting Social (~65 triệu USD) để ứng dụng Al trong việc mở mới cửa hàng, qua đó giúp cửa hàng mở mới thành công hơn, đạt điểm hòa vốn đến nhanh hơn và hỗ trợ người tiêu dùng Việt Nam tiếp cận các giải pháp tài chính linh hoạt. Sản phẩm đầu tiên là thẻ tín dụng cho mọi người, kết hợp thẻ khách hàng thông minh – để tạo ra thói quen tiêu dùng văn minh, khách hàng được hưởng khuyến mãi 10%/tuần khi mua sắm tại WCM. Ngoài ra, Ban lãnh đạo MSN cho biết Tập đoàn dự kiến IPO Crown X (nền tảng thành lập dựa trên sáp nhập MCH và WCM) trong năm 2023-2014 trên sàn chứng khoán New York, Hong Kong, Singapore hoặc Việt Nam.

MCH – xây dựng ngành hàng mới, “bảo vệ” biên lãi gộp: Ban lãnh đạo Công ty cho biết, MCH sẽ có nhiều ngành hàng mới tung ra thị trường trong năm nay. Mặc dù đầu năm giá nguyên vật liệu tăng mạnh, điều này ảnh hưởng không nhiều đến lãi gộp của ngành mì gói và cả MCH do (1) Công ty đã có kế hoạch mua nguyên vật liệu trước 6 tháng hay 12 tháng; (2) Có những ngành hàng vẫn có biên lãi gộp tăng như mỳ Omachi, bù đắp cho những ngành hàng chịu có BLG sụt giảm. Biên lãi gộp của MCH sẽ duy trì ở mức 42%.

MML– tập trung vào mảng thịt mát: Doanh thu thịt mát dự kiến tăng mạnh trong năm 2022 nhờ việc mở rộng danh mục sản phẩm và gia tăng các kênh phân phối. Trong Q1/2022, biên lãi gộp mảng thịt heo đạt 12,1%, thấp hơn so với mức kế hoach đặt ra (19,7%). Tuy nhiên, Công ty đang nỗ lực tối ưu hóa chi phí giá cám đầu vào đồng thời tập trung nâng cao tỷ trong doanh thu mảng thịt chế biến để cải thiện viên lãi gộp mảng thịt heo. Đối với mảng thịt gà 3F, Công ty đã đầu tư thêm nhà máy giết mổ với công suất 3.000 con/giờ và đã đưa vào vận hành chính thức tháng 4/2022. Bên cạnh đó, MML phát triển thêm các dòng sản phẩm mới có giá trị cao từ thịt gà.

Phúc Long Heritage – tập trung mở rộng hệ thống: Điểm nổi bật của Phúc Long là lợi nhuận gộp trong Q1/2022 đạt 68,6%, đóng góp 3 - 4% LNG của Tập đoàn. Năm 2022, MSN sẽ mở mới 100 cửa hàng flagship, 400 kiosk tại các điểm bán của WCM giúp Phúc Long Heritage tiếp tục chiếm lĩnh vị thế dẫn đầu tại các thành phố lớn cũng như đẩy nhanh việc mở kiosk tại đô thị loại 2.

Theo đó, PHS dự phóng DTT và LNST của MSN trong 2022 lần lượt đạt 104.117 tỷ đồng (+17%YoY) và 8.969 tỷ đồng (-11%YoY), động lực tăng trưởng đến từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Bằng phương pháp SOTP (Sum-of the-part) đối với giá trị vốn chủ sở hữu đóng góp của các công ty con: MCH, MML, MHT, WCM, Reddi, Phúc Long và công ty liên kết Techcombank, PHS đưa ra giá trị hợp lý của MSN khoảng 164.800 đồng/ cổ phiếu (sau chia tách), từ đó PHS khuyến nghị MUA cho cổ phiếu này.

Rủi ro: (1) Cạnh tranh khốc liệt trong ngành bán lẻ; (2) Dịch bệnh trong chăn nuôi; (3) Rủi ro biến động giá khoáng sản toàn cầu; (4) Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; (5) Rủi ro chu kỳ hệ thống ngân hàng; (6) Rủi ro pha loãng.

Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

“Sếp lớn” tháo chạy khỏi Chứng khoán Trí Việt (TVB)

Theo thống báo mới nhất, trong ngày 6/5, CTCP Chứng khoán Trí Việt (HOSE - Mã: TVB) vừa nhận được đơn xin từ nhiệm ...

Chứng khoán phiên chiều 9/5: Thị trường rực cháy, 358 mã giảm sàn,VN-Index bốc hơi gần 60 điểm

Tâm lý giao dịch bi quan trùm lên thị trường khi nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo phiên thứ hai liên tiếp. Thị trường ...

Thanh khoản thị trường phái sinh tăng mạnh trong tháng 4

Giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh tháng 4/2022 có diễn biến sôi động hơn so với tháng trước. Tổng thanh ...

Thiện Nhân

Tin liên quan