Nhịp hồi phục có thể sẽ tới, rủi ro dài hạn trên thị trường vẫn ở mức cao

Cập nhật: 06:59 | 15/11/2022 Theo dõi KTCK trên

Đồ thị tháng của chỉ số VN-Index giảm về gần vùng quá bán cho thấy thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi, nhưng rủi ro dài hạn vẫn ở mức cao cho thấy đà giảm dài hạn có thể sẽ tiếp tục mở rộng với mức hỗ trợ gần nhất là vùng 860 – 900 điểm...

Phiên giao dịch ngày 14/11, VN-Index đóng cửa ở mốc 941,04, giảm mạnh 13,49 điểm (-1,41%) so với phiên trước đó. HNX-Index giảm 6,36 điểm (3,35%) xuống 183,45 điểm, UPCoM-Index giảm 1,82 điểm (2,65%) còn 66,81 điểm. Thanh khoản tiếp tục được duy trì ở mức trên trung bình với hơn 650 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức gần 10 nghìn tỷ đồng. Sắc đỏ vẫn tiếp tục là màu chủ đạo của thị trường khi có đến 370 mã giảm điểm, trong khi đó số mã tăng điểm chỉ là 86, còn lại là 49 mã đóng cửa tham chiếu.

Nhịp hồi phục có thể sẽ tới, rủi ro dài hạn trên thị trường vẫn ở mức cao

Theo báo cáo mới cập nhật của Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC), số liệu vĩ mô tháng 10 cho thấy nền kinh tế trong nước đã bắt đầu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như lạm phát, lãi suất, tỷ giá cao. Điều này đã làm chậm tốc độ tăng trưởng lĩnh vực sản xuất khi chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 chỉ tăng 3% so với tháng trước và 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cầu tiêu dùng cũng suy giảm với tổng mức bán lẻ tháng 10 giảm 1,4% so với tháng trước, đây là lần giảm thứ 2 trong 14 tháng qua (gần nhất là tháng 2 giảm 10.4% so với tháng trước đó do dịch COVID-19), đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành (giảm 29% so với tháng trước) và lưu trú - ăn uống (giảm 17% so với tháng trước).

FSC cho rằng sau khi nhu cầu du lịch bùng nổ sau dịch COVID-19 thì hiện đã chậm lại do các yếu tố tác động tới tài chính cá nhân như lãi suất, lạm phát tăng.

Hoạt động xuất nhập khẩu cũng phần nào chậm lại trước nhu cầu yếu đi tại các thị trường chính, khi lạm phát tại các thị trường chính như Châu Âu, Mỹ vẫn ở mức cao. Một số điểm tích cực Yuanta Việt Nam nhận thấy là xuất siêu ở mức cao, lũy kế 10 tháng đầu năm đạt 9,4 tỷ USD, đây sẽ là yếu tố hỗ trợ thêm cho tỷ giá khi dự trữ ngoại hối đã giảm khoảng 21 tỷ USD trong thời gian qua.

Riêng trong tháng 10, xuất siêu tăng mạnh 58,8% so với tháng trước lên 2,27 tỷ USD. Một số mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng mạnh về giá trị trong tháng 10 như giày dép, cao su, gỗ và các sản phẩm gỗ, nguyên liệu dệt may.

Nhịp hồi phục có thể sẽ tới, rủi ro dài hạn trên thị trường vẫn ở mức cao
Cán cân thương mại theo khu vực (Nguồn GSO, Yuanta Việt Nam)

Bên cạnh đó, lạm phát tiếp tục tăng nhẹ và áp lực lên việc tăng giá cả đã bắt đầu giảm. Áp lực tăng tỷ giá thời gian qua khá lớn và có dấu hiệu hạ nhiệt khi đồng USD trên thế giới giảm dần. Lãi suất tại các NHTM vẫn đang chịu nhiều áp lực và không loại trừ khả năng NHNN tăng thêm lãi suất điều hành lần nữa. Một yếu tố tích cực khác là gần đây là việc đốc thúc hoạt động đầu tư công trở nên tích cực hơn.

Đà giảm VN-Index có thể mở rộng xuống vùng 860 – 900 điểm

Liên quan đến diễn biến thị trường chứng khoán, chỉ số VN-Index đóng cửa phiên giảm 9,2% so với tháng 9 và đồ thị giá giảm dưới đường trung bình 50 tuần. Khối lượng giao dịch tăng nhẹ 5,8% so với tháng trước đó cho thấy áp lực bán vẫn ở mức cao.

Nhịp hồi phục có thể sẽ tới, rủi ro dài hạn trên thị trường vẫn ở mức cao
Đồ thị diễn biến của VN-Index (Nguồn: Yuanta Việt Nam).

Đồ thị tháng của chỉ số VN-Index giảm về gần vùng quá bán cho thấy thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi, nhưng rủi ro dài hạn vẫn ở mức cao cho thấy đà giảm dài hạn có thể sẽ tiếp tục mở rộng với mức hỗ trợ gần nhất là vùng 860 – 900 điểm.

Mức định giá P/E TTM của chỉ số VN-Index đang giao dịch ở mức 10.5x, đây là mức định giá rất thấp nhưng bối cảnh dòng tiền vẫn đang suy yếu theo xu hướng giảm cho nên thị trường có thể sẽ chưa thể tìm thấy điểm cân bằng trong giai đoạn này.

Mặc dù vậy, dưới góc nhìn tích cực, thị trường chứng khoán Việt Nam đang cho thấy những tín hiệu khả quan về khả năng tạo đáy ngắn hạn với động lực quan trọng đến từ sự trở lại mạnh mẽ của khối ngoại. Riêng trong 3 phiên giao dịch tuần này, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng gần 1.400 tỷ đồng trên HoSE. Bên cạnh động thái mua gom mạnh tay của nhà đầu tư Thái Lan qua kênh DR, dòng vốn từ Đài Loan (Trung Quốc) cũng đang “ồ ạt” chảy vào TTCK Việt.

Hơn nữa, nhịp giảm mạnh thời gian qua đã đưa định giá chứng khoán Việt Nam đã rẻ lại càng rẻ hơn với P/E trailling của VN-Index đã lùi về mức 9,83 lần, tương đương với các đợt khủng hoảng trong quá khứ và thấp thấp hơn rất nhiều so với mức P/E trung bình 5 năm là 15,x.

Đáng chú ý, trong thông báo mới nhất, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam cho biết đã đăng ký tham gia làm thành viên chính thức của tổ chức Liên đoàn các Sở GDCK thế giới (World Federation of Exchanges - WFE) thay thế cho Sở GDCK Tp.Hồ Chí Minh (HoSE). Sự kiện này đặt nền móng cho vị thế và hình ảnh của Sở GDCK Việt Nam trong khu vực, giúp hướng tới thể chế hóa hợp tác khu vực và thúc đẩy hội nhập các TTCK của châu Á. Từ đó, nâng cao vị thế của TTCK Việt, thu hút nhiều hơn nữa dòng vốn ngoại.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Thị trường chứng khoán ngày 15/11/2022: Thông tin trước giờ mở cửa

Phiên giao dịch ngày 14/11, VN-Index đóng cửa ở mốc 941,04, giảm mạnh 13,49 điểm; Hơn 38 triệu cổ phiếu VSP sắp rời UPCoM; Chủ ...

Những điều cần biết về quỹ cân bằng, vai trò của quỹ cân bằng trong đầu tư chứng khoán

Quỹ cân bằng là một loại quỹ hướng các nhà đầu tư tới sự an toàn trong đầu tư chứng khoán. Loại quỹ này thường ...

Khối ngoại đẩy mạnh gom cổ phiếu ngân hàng ở vùng giá hấp dẫn

Trong bối cảnh giá điều chỉnh mạnh trong đầu tháng 11, khối ngoại đã chi hàng nghìn tỷ đồng để gom nhiều mã cổ phiếu ...

Linh Đan