Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở 3 miền Bắc - Trung - Nam khác nhau thế nào?

Cập nhật: 10:16 | 25/06/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Theo quan niệm dân gian, ngày 5/5 âm lịch hàng năm được coi là ngày Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là ngày diệt sâu bọ đã trở thành nét đẹp in đậm trong văn hoá truyền thống Việt Nam. Và ở mỗi vùng miền, Tết Đoan Ngọ lại mang một ý nghĩa khác nhau.

mam cung tet doan ngo o 3 mien bac trung nam khac nhau the nao

Tết Đoan Ngọ: Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết diệt sâu bọ ở Việt Nam

mam cung tet doan ngo o 3 mien bac trung nam khac nhau the nao

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

mam cung tet doan ngo o 3 mien bac trung nam khac nhau the nao

Vì sao nhiều người lại chọn ăn mận trong ngày Tết Đoan Ngọ?

Trong tiềm thức của người Việt, tết Đoan ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ. Dân gian ta tin rằng, trong hệ tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không giết đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tết Đoan ngọ năm nay rơi vào ngày 25/6 dương lịch. Ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm lễ để cúng bái tổ tiên.

Tết Đoan Ngọ và sự khác biệt giữa 3 miền

Theo phong tục truyền thống từ xa xưa, khi thức dậy vào ngày tết Đoan Ngọ mỗi thành viên trong gia đình đều sẽ ăn hoa quả trước bữa sáng. Bởi theo quan niệm, việc ăn hoa quả như vậy sẽ có lợi cho đường ruột, giúp xua đuổi sâu bọ và tạo hi vọng cho một mùa màng mới tốt đẹp hơn. Người dân miền Bắc thường ăn quả mận trong ngày này vì nó có vị chua thanh sẽ giúp loại bỏ được "sâu bọ" trong cơ thể.

mam cung tet doan ngo o 3 mien bac trung nam khac nhau the nao
Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc không thể thiếu rượu nếp

Ở đồng Bằng Bắc Bộ sử dụng rượu nếp để diệt sâu bọ. Bởi, ngày xưa trong cuộc sống thường sử dụng các vật liệu có sẵn trong tự nhiên, không có nhiều loại thuốc như bây giờ. Theo quan niệm dân gian, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể.

Đối với mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của người dân miền Trung, họ sử dụng cơm rượu như một "công cụ" để diệt sâu bọ. Cơm rượu được làm từ phương pháp lên men cổ truyền. Đây là món tráng miệng, lại giúp dễ tiêu hóa nên đã được nhiều gia đình tự chế biến trong các bữa ăn.

mam cung tet doan ngo o 3 mien bac trung nam khac nhau the nao
Tết Đoan Ngọ ở miền Trung không thể thiếu bánh tro

Ngoài ra, người dân miền Trung còn coi ngày Tết Đoan Ngọ là ngày sum họp gia đình và thường ăn khá linh đình. Các món ăn Tết Đoan Ngọ ở miền Trung có thêm bánh tráng, chè kê và không thể thiếu bánh tro. Giải thích về điều này, miền Trung vốn là nơi thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt, nên vào ngày này, người dân thường cúng lớn để cầu mong sự yên bình, mùa màng bội thu.

mam cung tet doan ngo o 3 mien bac trung nam khac nhau the nao
Tết Đoan Ngọ ở miền Nam thịt vịt cũng không thể thiếu

Với các tỉnh miền Nam, cơm rượu nếp Tết Đoan Ngọ được gọi là cơm rượu sẽ không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ và được ăn kèm với xôi vò. Đó cũng là một màu sắc hết sức độc đáo của người dân Nam Bộ. Theo truyền thống của người miền Nam, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này.

Thanh Hằng

Tin liên quan