Cần biết:

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Cập nhật: 12:55 | 07/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, người Việt Nam ta thường làm mâm cơm để cúng tổ tiên và cầu mong một mùa làm ăn mới thuận hòa, may mắn. Vậy nên, tùy vào mỗi vùng miền sẽ có những cách sắp xếp mâm cỗ cúng khác nhau...

mam co cung tet doan ngo gom nhung gi

Thực phẩm “giết sâu bọ” đắt hàng trong ngày Tết Đoan Ngọ

mam co cung tet doan ngo gom nhung gi

Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa như thế nào đối với người Việt?

Đối với ngày Tết Đoan Ngọ, rượu nếp là món không thể thiếu trong mâm lễ cúng bởi người xưa cho rằng sâu bọ sẽ say xỉn và bị tiêu diệt.

Ngày Tết Đoan Ngọ thường đến vào sau vụ mùa. Vì thế mà mâm lễ cúng trong ngày này cũng tương đối phong phú với nhiều loại nông sản. Đồ cúng Tết Đoan Ngọ truyền thống cần có:

Hương, hoa, vàng mã.

Nước.

Rượu nếp.

Các loại hoa quả: Mận, vải, chuối, dưa hấu, xôi, chè, bánh ú tro...

mam co cung tet doan ngo gom nhung gi
Mâm cúng ngày lễ Đoan Ngọ (Ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên tuỳ vào phong tục mỗi vùng miền, lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ sẽ có sự khác nhau. Trong đó, cơm và rượu nếp cùng các loại quả là những lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ.

Trên mâm cúng của người miền Bắc thường có trái dưa hấu đỏ, bánh gio. Người miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên Huế thì không thể thiếu chè kê và thịt vịt. Sở dĩ lại là thịt vịt mà không phải các loại thịt heo, bò, gà là vì người Việt xưa tin rằng thịt vịt mát, ăn vào sẽ làm cơ thể mát cả năm.

Từ Đà Nẵng vào đến Quảng Ngãi thì một số gia đình nấu xôi chè cúng lễ, nhà nào có trồng cây thì cho trẻ nhỏ vào tận vườn hái trái ăn. Mâm cúng của người miền Nam thì không thể thiếu bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc… Sau khi cúng xong, cả nhà sẽ cùng quây quần ngồi ăn.

mam co cung tet doan ngo gom nhung gi
Rượu nếp - món ăn cũng không thể thiếu trong mâm cúng ngày lễ (Ảnh minh họa)

Rượu nếp hay cái rượu cũng là món ăn được nhiều người ưa thích trong Tết Đoan ngọ; uống rượu hoặc ăn rượu nếp để giết sâu bọ. Chè hạt sen nấu cùng bột sắn dây và chè đậu đen có tác dụng giải nhiệt. Tiết trời đầu tháng 5 nắng nóng, dễ sinh các bệnh nhiệt trong người, chè hạt sen, chè đậu đen được nhiều gia đình lựa chọn làm món tráng miệng.

Tết Đoan Ngọ là dịp người ta thường ăn ở nhà với gia đình. Buổi sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ người ta ăn bánh tro, chè hạt sen, trái cây, và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. Thường lệ người ta ăn rượu nếp ngay sau khi họ ngủ dậy.

Linh Linh