Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa như thế nào đối với người Việt?

Cập nhật: 20:15 | 06/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày mùng 5/5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á.

tet doan ngo co y nghia nhu the nao doi voi nguoi viet

9 bài học vô giá từ cuộc sống

tet doan ngo co y nghia nhu the nao doi voi nguoi viet

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Quốc tế Lao động 1/5?

tet doan ngo co y nghia nhu the nao doi voi nguoi viet

Lời chúc 8/3 giản dị, hay và ý nghĩa dành tặng “một nửa thế giới”

Ở Việt Nam, dân gian còn gọi ngày Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng.

Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ

tet doan ngo co y nghia nhu the nao doi voi nguoi viet
Ảnh minh họa

Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân đang ăn mừng vì trúng mùa, nhưng sâu bọ năm ấy kéo dày, ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch.

Người dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh gio, trái cây, sau đó ra trước nhà mình mà vận động thể dục.

Nhân dân làm theo, chỉ một lúc sau đó, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượt. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất.

Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi là "Tết Đoan Ngọ", vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Về nguồn gốc của Tết Đoan ngọ, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm khẳng định: Tết Đoan ngọ Việt Nam có cùng một khởi nguồn với vùng đất Bách Việt ở Nam Trung Hoa (vào khoảng vùng hạ lưu Dương Tử trở xuống) và Bắc Đông Dương.

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

tet doan ngo co y nghia nhu the nao doi voi nguoi viet
Ảnh minh họa

Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ được “Việt hóa” thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.

Vào thời điểm này, trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.

Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ" sâu bọ", xua đuổi hết bệnh tật...

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

tet doan ngo co y nghia nhu the nao doi voi nguoi viet
Ảnh minh họa

Theo truyền thống, mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm các loại trái cây như: Vải, mận; rượu nếp; bánh gio (bánh tro)...

Người miền Bắc thường thêm bát cơm rượu nếp cẩm hoặc cơm rượu nếp cái hoa vàng trên mâm cúng.

Tùy từng vùng miền, đồ cúng tết Đoan Ngọ sẽ có sự khác biệt đôi chút.

Nếu như miền Bắc có bánh gio trong mâm cúng thì người miền Nam lại có bánh ú, miền Trung lại không thể thiếu thịt vịt.

Cúng Tết Đoan Ngọ lúc nào là đúng nhất?

Theo quan niệm của người Việt xưa, Tết Đoan Ngọ nên cúng vào giờ chính Ngọ ngày mùng 5 tháng 5 (âm lịch). Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 tới 13 giờ.

Dịp Tết Đoan Ngọ là lúc tiết trời nóng bức nhất, đồng thời là lúc chuyển mùa, sâu côn trùng được dịp sinh sôi. Vì thế, người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ, dâng hương để cầu tai qua, nạn khỏi và mùa màng bội thu.

Thu Uyên

Tin liên quan