"Hot trend" tại các công ty chứng khoán: Sang tên đổi chủ

Cập nhật: 13:09 | 22/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Với việc mạnh tay M&A công ty chứng khoán, các ông chủ không chỉ thuần túy kiếm lợi nhuận từ cho vay ký quỹ (margin) theo cách thức truyền thống. Họ bắt đầu nhìn thấy lợi nhuận thông qua các lớp tài sản giao dịch như chứng khoán, trái phiếu, bảo hiểm…

Thời gian vừa qua, một loạt các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A), "sang tay đổi chủ" tại các công ty chứng khoán đã đặt ra nhiều kỳ vọng cho thị trường tài chính cuối năm nay. Đơn cử như K&N Kenanga Holdings Berhad và 4 cổ đông cá nhân người Việt mới đây đã chuyển nhượng toàn bộ 13,5 triệu cổ phần tương đương 100% vốn điều lệ của Kenanga Việt Nam cho các pháp nhân, thể nhân có liên hệ với Tập đoàn Hoa Lâm bao gồm: Công ty TNHH Hưng An Điền (49%), Phạm Lê Tú Uyên (20%), Phan Thanh Trà (16,91%) và Đặng Hồng Thi (14,09%).

"Hot trend" tại các công ty chứng khoán: Sang tên đổi chủ (Ảnh minh họa)

Hay như việc ông Nghiêm Xuân Huy - Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Finhay cho biết, đơn vị này đã chính thức mua lại và trở thành chủ sở hữu của CTCP Chứng khoán Vina (Vina Securities). Năm ngoái, Công ty TNHH dịch vụ và phân phối Finhay Việt Nam cùng hai cá nhân liên quan đã mua lại 100% cổ phần Vina Securities từ 12 cá nhân và 3 pháp nhân Hàn Quốc.

Một trường hợp khác là VPBank vào đầu năm nay đã công bố mua lại CTCP Chứng khoán ASC, đổi tên thành CTCP Chứng khoán VPBank (VPBank Securities) và tăng vốn lên 8.427 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Chứng khoán Đại Nam sau khi được CTCP Công nghệ Tài chính Encapital (do cựu Giám đốc điều hành VNDirect Nguyễn Hoàng Giang đồng sáng lập và hiện đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc) mua lại đổi tên thành Chứng khoán DNSE cũng mang diện mạo mới.

CTCP Chứng khoán Globalmind Capital (Globalmind Capital) đã công bố thông tin hai cá nhân là các ông Huỳnh Đăng Khoa và Lê Minh Quang đã bán ra tổng cộng 14,6 triệu cổ phần, tương đương 95,032% vốn điều lệ. Bên mua là CTCP Uniben (Uniben) - pháp nhân có nhiều liên quan tới nhóm chủ nhà băng VIB, khi sở hữu 3,48 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 22,5% vốn điều lệ Globalmind Capital.

Ngoài ra, có thể kể đến nhiều cuộc M&A nổi bật khác như: CTCP chứng khoán Quốc gia (NSI) sau khi “thay máu” cơ cấu cổ đông đã chuyển trụ sở về “đại bản doanh” của VietABank tại toà Samsora Premier số 105 Chu Văn An, phường Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội. CTCP Chứng khoán KS nằm trong hệ sinh thái tài chính KS của Sunshine Group cũng có những dịch chuyển cổ phần…

"Lối đi riêng" của các công ty chứng khoán nhỏ

Trên thị trường hiện nay có khoảng 90 công ty chứng khoán, trong đó đa phần có kết quả kinh doanh không mấy tích cực, thị phần nhỏ, dịch vụ đơn điệu, không thể cạnh tranh được với những ông lớn như: VPS, SSI, VNDirect, Bản Việt… Chính vì thế, việc các công ty “tự sang tay” cho nhau cũng là một lối đi trong hoạt động kinh doanh của mình và phù hợp với chủ trương hợp nhất, sáp nhập của Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

Đã từng có thời điểm, giới đầu tư kỳ vọng vào sự xuất hiện của các ông chủ nước ngoài với tiềm lực dồi dào, nguồn tiền rẻ, ưu thế công nghệ, quản trị… có thể vực dậy những công ty chứng khoán tí hon. Tuy nhiên, trong hai năm trở lại đây, xu hướng M&A các công ty chứng khoán có phần thay đổi với sự xuất hiện của những ông chủ người Việt ở bên mua, thậm chí có những nhóm còn thâu tóm các công ty chứng khoán có vốn ngoại. Không quá khó hiểu, bởi sự phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng, thị trường tài chính nói chung trong giai đoạn 2019 - 2022 cho thấy các công ty chứng khoán là mảnh ghép trong hệ sinh thái của những ông lớn.

Ông Huỳnh Minh Tuấn - Giám đốc tư vấn đầu tư và quản lý tài sản FIDT nhìn nhận, thị trường chứng khoán giai đoạn vừa qua phát triển mạnh cả về mặt điểm số và số lượng nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư F0 tham gia thị trường. Điều này dẫn đến việc các ông chủ nước ngoài khó bắt kịp phục vụ khẩu vị đầu tư nhà đầu tư F0. Họ gặp nhiều khó khăn trong việc phải nhanh chóng thích nghi với thị trường Việt Nam.

Với việc mạnh tay M&A công ty chứng khoán, các ông chủ không chỉ thuần túy kiếm lợi nhuận từ cho vay ký quỹ (margin) theo cách thức truyền thống. Họ bắt đầu nhìn thấy lợi nhuận thông qua các lớp tài sản giao dịch như chứng khoán, trái phiếu, bảo hiểm… Ông Tuấn cho rằng, không loại trừ trường hợp các công ty chứng khoán là một mảnh ghép quan trọng với nghiệp vụ tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Song, rõ ràng với tiềm lực từ hệ sinh thái vốn có, những ông chủ lớn có thể nâng tầm những công ty chứng khoán nhỏ. “Tôi kỳ vọng M&A sẽ là chất xúc tác hướng đến chất lượng và sự bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam”, ông Tuấn nhận định.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Chứng khoán phiên sáng 22/7: Dòng tiền thận trọng, VN-Index nhích nhẹ trên tham chiếu

Tiếp nối đà hồi phục của 2 phiên trước đó, VN-Index mở cửa trong sắc xanh và tạm thời vượt ngưỡng điểm 1.200 sau nhiều ...

Đầu tư cần nhìn “lõi” doanh nghiệp

Trong thời kỳ bão giá đầu vào, định giá P/E thấp không có nhiều ý nghĩa trong việc lựa chọn cổ phiếu, mà chất lượng ...

Dư nợ cho vay các CTCK giảm trên 25%, ước tính hơn 150.000 tỷ đồng cuối quý 2

Việc thị trường chứng khoán đi xuống mạnh trong thời gian ngắn khiến xuất hiện tình trạng gọi kỹ quỹ (call margin). Cùng với đó, ...

Thanh Tùng (t/h)

Tin cũ hơn
Xem thêm