Giáo dục:

Giáo dục đại học: Nhu cầu bức thiết phải đổi mới

Cập nhật: 16:48 | 11/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Trong quá trình phát triển, giáo dục đại học đã chuẩn bị những gì cho hội nhập, vừa tiệm cận được chuẩn chung của thế giới, vừa giữ được những đặc thù riêng, không mất đi bản sắc nhân văn của dân tộc?.  

gia o du c da i ho c nhu ca u bu c thie t pha i do i mo i “Thi thế nào, học thế ấy”, có ai dám sáng tạo môn Văn?
gia o du c da i ho c nhu ca u bu c thie t pha i do i mo i Ba nguyên tắc quan trọng trong việc giáo dục con cái
gia o du c da i ho c nhu ca u bu c thie t pha i do i mo i Tránh hiện tượng cứ "con ông cháu cha" là vào quản lý giáo dục

Giáo dục đại học trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế

Giáo dục đại học Việt Nam từ khi Hội nhập ASEAN đã bước qua một giai đoạn quan trọng của phát triển và đặt ra yêu cầu cao của đổi mới. Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, nội dung chương trình giáo dục đại học nước ta đang bộc lộ rất nhiều bất cập và hạn chế:

Về nội dung, mặc dù những năm qua đã có nhiều cố gắng đổi mới, cải cách nội dung giáo dục ở các cấp học theo hướng tiến bộ hơn, song nhìn chung so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, nền giáo dục của nước ta vẫn còn lạc hậu, nhất là nội dung giáo dục ở bậc đại học. Nhìn tổng thể, phần lớn nội dung và chương trình giáo dục các cấp hiện nay ở nước ta đều được biên soạn hoặc chịu ảnh hưởng bởi nội dung, chương trình giáo dục của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, đặc biệt nền giáo dục Xô - Viết.

gia o du c da i ho c nhu ca u bu c thie t pha i do i mo i
Giáo dục đại học - Nhu cầu bức thiết phải đổi mới. Ảnh minh họa

Thứ hai, chương trình học còn nặng với thời lượng lớn, thời gian học nhiều nên người học khó tránh khỏi việc rơi vào trạng thái luôn bị áp lực hoàn thành các chương trình môn học, ít có thời gian để tự học, tự nghiên cứu, hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác.

Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đại học, các trường đại học ở nước ta hiện nay nhìn chung chưa tiếp cận với các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đại học phổ biến của thế giới. Phương pháp dạy học của nhà trường VN còn áp đặt một chiều, nặng về truyền thụ kiến thức chứ chưa linh hoạt, mềm dẻo, chưa tạo ra sự tương tác đa chiều của người học với thầy cô, bạn bè, sách vở, trong gia đình và ngoài xã hội. Sự đổi mới về phương pháp giảng dạy trong các trường đại học ở nước ta hiện nay nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Mặc dù, những năm gần đây, theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã bắt đầu áp dụng phương pháp giảng dạy cho sinh viên theo phương thức tín chỉ, nhưng đào tạo tín chỉ ở Việt Nam cách dạy học vẫn còn chưa thoát khỏi tinh thần niên chế, thiếu tính chủ động của sinh viên.

Đại học cũng cần giáo dục nhân văn

Thực tế cho thấy, một môi trường giáo dục nhân văn tốt sẽ tạo nên đẳng cấp cao cho giáo dục đại học. Một đại học tốt không phải là một cơ sở đào tạo nghề.

Việt Nam trong vòng hai thập niên trở lại đây, Khoa học xã hội và nhân văn đang trong thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, không chỉ ở sinh viên mà cả ở giảng viên. Các số liệu thống kê cho thấy, số lượng thí sinh thi vào khối C những năm gần đây chỉ chiếm khoảng 10% tổng số hồ sơ đăng ký. Nhưng trong đó, chỉ có khoảng 30% là thí sinh ở các thành phố, còn lại hầu hết đều từ khu vực nông thôn.

Tuy nhiên, đã đến lúc tất cả các trường đại học cần phải nhận thấy cái mà các nhà tuyển dụng cần ở sinh viên không hẳn là tấm bằng tốt nghiệp mà ở năng lực tổng hợp tri thức ở nhiều khối ngành khác nhau, nói cách khác là sự “tích hợp” cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội; sinh viên không chỉ có kỹ năng làm việc mà phải có cả kỹ năng ứng xử, giao tiếp. Vì vậy, phải coi việc đào tạo kiến thức về khoa học xã hội phải là cái nền cơ bản cho sinh viên mọi khối ngành trước khi đi vào chuyên ngành. Do đó, điều quan trọng cần làm là minh định lại tinh thần của KHXH & NV bao gồm tinh thần khoa học, tinh thần phản biện và tinh thần tự do trong nghiên cứu khoa học, bên cạnh tinh thần hàn lâm và tinh thần thực tiễn, phục vụ cộng đồng.

Văn Khương