4 tháng sinh lời của cổ phiếu dệt may

Cập nhật: 11:04 | 25/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Chỉ trong vòng 2 - 3 tháng trở lại đây, nhóm cổ phiếu dệt may bất ngờ tăng mạnh trong đó kỳ vọng vào các hiệp định thương mại mới ký kết là một trong những động lực chính...

Đặc biệt là sự hỗ trợ từ Hiệp định EVFTA khi EU hiện đang là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai của Việt Nam. Theo đó, Hiệp định này được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU trong các năm tới.

Lợi nhuận năm 2020 của Dệt may Thành Công cao kỷ lục, cổ phiếu tăng giá 4 lần trong 3 tháng

So với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường EU, thuế GSP1 đang áp dụng cho hàng dệt may Việt Nam đang thấp hơn thuế MFN2 của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng cao hơn thuế EBA3 của Bangladesh và Campuchia.

GSP (Generalized System of Preferences): Là ưu đãi thuế dành cho một số hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang phát triển.

MFN (Most Favoured Nation): Thuế dựa trên nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử giữa các nước thành viên WTO.

EBA (Everything But Arms): Tất cả các hàng hóa điều được hưởng thuế suất 0%, trừ vũ khí và chất nổ.

Theo lộ trình xóa bỏ thuế của EVFTA, thuế áp dụng đối với hàng may mặc của Việt Nam sẽ về cùng mức 0% với Bangladesh và Campuchia. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng lợi thế của Việt Nam sẽ ổn định hơn Bangladesh và Campuchia do danh sách các quốc gia được hưởng thuế theo EBA sẽ phải xem xét định kỳ và nếu không còn đáp ứng được các tiêu chí đưa ra sẽ bị loại bỏ khỏi danh sách.

Trong khi đó, ưu đãi thuế quan mà Việt Nam được hưởng từ EVFTA sẽ vẫn được duy trì sau khi hiệp định có hiệu lực.

Ngành dệt may Việt Nam tuy chưa thể hưởng lợi ngay khi EVFTA được ký kết hồi tháng 8/2020, song thuế GSP 9,6% sẽ quay về mức thuế suất cơ sở MFN 12%, sau đó sẽ giảm theo lộ trình về đến 0%.

Như vậy, đa số các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang EU (thuộc nhóm B5 và B7) sẽ bắt đầu được hưởng thuế quan ưu đãi từ năm 2021.

Không kém cạnh, GIL của Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh trong cùng thời gian cũng tăng gần gấp đôi thị giá, từ vùng giá 25.000 đồng/cổ phiếu (tháng 10/2020) lên mức 47.500 đồng/cổ phiếu.

Trong giai đoạn điều chỉnh hồi quý III do sự khan hiếm đơn hàng bắt đầu thể hiện rõ lên chỉ số kinh doanh ngành, GIL là đơn vị duy nhất lội ngược dòng, khi 2 đối tác lớn nhất của GIL là Amazon và IKEA vẫn kinh doanh tăng trưởng giữa đại dịch với doanh thu chủ yếu từ kênh online. GIL hiện sản xuất đa dạng các mặt hàng dệt may như túi xách, balo, đồ ngoài trời, quần áo… Năm 2021, GIL tiếp tục kỳ vọng sẽ tăng xuất khẩu online thông qua 2 đối tác trên.

Tương tự, VGT của Tập đoàn Dệt may (Vinatex) cũng tăng gấp đôi lên 18.900 đồng/cổ phiếu chỉ sau hơn 2 tháng trong khi VGG của May Việt Tiến, TNG, MSH của May Sông Hồng… cũng đồng loạt tăng giá tích cực.

Điều gì khiến loạt cổ phiếu dệt may TCM, VGT, GIL… bật tăng gấp 2-4 lần chỉ trong thời gian ngắn - Ảnh 5.
Nguồn Cafef.vn

Một tên tuổi khác không thể không kể đến là Dệt may Thành Công khi mới đây, doanh nghiệp này đã công bố báo cáo tài chính quý IV và năm 2020 với ghi nhận doanh thu thuần 752 tỷ đồng trong quý IV/2020 - giảm 12% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp vẫn giữ được ở mức trên 143 tỷ đồng.

Do chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 29% - tương đương 10 tỷ đồng nên công ty đạt mức lãi ròng 76 tỷ đồng trong kỳ - tăng 21%; lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ 75 tỷ đồng. Đây là con số cao kỷ lục trong quý IV đối với Thành Công.

Lũy kế năm 2020, TCM thu về 3.470 tỷ đồng doanh thu - giảm 5%; lợi nhuận sau thuế 276 tỷ đồng - tăng 27% với đóng góp chính là việc cải thiện biên lãi gộp từ 16% lên 18%. Trong khi đó, khoảng 84% doanh thu của Thành Công đến từ xuất khẩu, tương ứng đem về hơn 2.900 tỷ đồng.

Cơ cấu bảng cân đối kế toán không có biến động đáng kể khi giá trị hàng tồn kho tăng từ 893 tỷ đồng lên 1.007 tỷ đồng.

Với diễn biến tích cực từ kết quả kinh doanh, trên thị trường, cổ phiếu TCM tạo cơn sốt kể từ tháng 10/2020 cho đến nay khi đã tăng một mạch từ 20.000 đồng lên trên 80.000 đồng, tức gấp 4 lần. Thanh khoản mỗi phiên của cổ phiếu này trung bình vài trăm ngàn đến 1 triệu đơn vị.

Doanh nghiệp dệt may đồng loạt giảm sút nghiêm trọng trước khủng hoảng Covid-19, riêng TCM, GIL vẫn ngược dòng tăng trưởng mạnh mẽ - Ảnh 2.

Trước đó, TCM, GIL cũng là những doanh nghiệp đã "bơi ngược dòng" kết quả kinh doanh quý II, III/2020 so với nhóm doanh nghiệp cùng ngành khi ghi nhận các mức tăng trưởng mạnh mẽ.

Dù vậy, để được hưởng ưu đãi thuế quan, các doanh nghiệp phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ "từ vải trở đi". Đây cũng là bài toán cần sớm có lời giải để doanh nghiệp dệt may Việt Nam sớm hưởng lợi từ các hiệp điện.

Theo quy tắc xuất xứ "từ vải trở đi" của EVFTA, các công đoạn từ dệt vải đến gia công hàng may mặc phải được thực hiện tại Việt Nam.

Ngoài ra, EVFTA cho phép áp dụng quy tắc xuất xứ cộng gộp, tức là cho phép sử dụng vải nhập khẩu từ nước thứ 3 cùng có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam và EU, kể cả hiện tại (Hàn Quốc) và tương lai (Nhật Bản và một số nước ASEAN đang đàm phán FTA với EU).

Hiện nay, trên 50% nhu cầu vải của Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc, để tận dụng được EVFTA, các doanh nghiệp may cần phải tìm kiếm được nguyên liệu vải thay thế cho vải từ Trung Quốc bằng cách: Hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất vải trong nước để tạo tính liên kết cho chuỗi giá trị hoặc tăng cường nhập khẩu vải từ các nước có hiệp định thương mại với cả Việt Nam và EU như Hàn Quốc, Nhật Bản.

"Sếp" VIB đăng kí mua 500.000 cổ phiếu

Theo thông báo của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB - Mã: VIB), ông Trần Tuấn Minh, Giám đốc ban nhân sự đăng ...

Vĩnh Hoàn mua thành công 49,89% phần vốn nhà nước tại Sa Giang

Vĩnh Hoàn cũng là nhà đầu tư duy nhất đăng ký tham gia trong đợt chào bán cạnh tranh công khai hồi cuối tháng 12/2020. ...

Nợ xấu tăng "chóng mặt", Kienlongbank bán cổ phiếu Sacombank để xử lý?

Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank - Mã: KLB) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2020 với lợi nhuận trước thuế đạt 13,6 ...

Đức Hậu