Xuất khẩu tôm với kỳ vọng đạt 4,2 tỷ USD trong năm 2019

Cập nhật: 11:03 | 27/02/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Trong năm 2019, ngành thủy sản Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu (XK), phấn đấu đạt mức 10 tỷ USD, trong đó con tôm được trao sứ mệnh đạt 4,2 tỷ USD kim ngạch XK.  

xuat khau tom voi ky vong xuat dat 42 ty usd trong nam 2019 Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản dự kiến tăng trong năm 2019
xuat khau tom voi ky vong xuat dat 42 ty usd trong nam 2019 Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc dự kiến tăng gần 30% năm 2019
xuat khau tom voi ky vong xuat dat 42 ty usd trong nam 2019 Trung Quốc đứng thứ 4 trong các thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam

Năm 2018 ngành tôm Việt Nam chưa phát huy hết tiềm lực và thế mạnh của ngành so với các nhóm sản phẩm chính, đồng thời chưa tạo được ưu thế cạnh tranh với các đối thủ như Ấn Độ, Thái Lan, Ecuador, Indonesia... dẫn đến ngành tôm chỉ đạt kim ngạch XK 3,6 tỷ USD, giảm 8% so với 2017.

xuat khau tom voi ky vong xuat dat 42 ty usd trong nam 2019
Hình minh họa.

Với thực lực của ngành và tiềm năng lớn mạnh sẵn có chưa được phát huy hết bên cạnh các cơ hội tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khi các hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước được ký kết và có hiệu lực như CPTPP, EVFTA… Để hoàn thành mục tiêu đạt kim ngạch XK 4,2 tỷ USD trong năm 2019, các doanh nghiệp ngành tôm đã đề ra những giải pháp chính.

Tập trung nâng cao sức cạnh tranh của tôm Việt Nam. Bên cạnh sức ép từ Chương trình Giám sát Thủy sản Nhập khẩu của Mỹ (SIMP), cạnh tranh mạnh với giá tôm NK từ Ấn Độ, thì thuế chống bán phá giá là áp lực lớn nhất cho các doanh nghiệp XK vào thị trường Mỹ và làm giảm sức cạnh tranh của tôm Việt Nam.

xuat khau tom voi ky vong xuat dat 42 ty usd trong nam 2019

Với thị trường Mỹ, doanh nghiệp cần đầu tư để tăng XK các mặt hàng giá trị gia tăng không bị áp thuế chống bán phá giá đồng thời đáp ứng tốt nhất chương trình SIMP để tạo sự khác biệt so với các nước XK khác như Ấn Độ.

Bên cạnh đó, giải quyết các vấn đề về chất lượng theo Chứng nhận quốc tế. Thị trường Châu Âu chia làm 2 xu hướng tiêu thụ: Khu vực Nam Âu và Đông Âu không có nhu cầu cao đối với sản phẩm tôm có chứng nhận ASC; Các khu vực còn lại lựa chọn sản phẩm tôm từ vùng nuôi có chứng nhận ASC.

Theo đó, các doanh nghiệp cần rà soát lại các sản phẩm tôm có chứng nhận ASC làm yếu tố chủ đạo để đẩy mạnh XK vào EU. Đồng thời tích cực tạo ra tâm lý tiêu dùng sản phẩm tôm có chất lượng hướng đến ASC.

Đồng thời, định vị tích cực thị trường Trung Quốc là thị trường lớn, rất tiềm năng của tôm Việt Nam.

Thị trường Trung Quốc ngày càng quan tâm nhiều hơn các sản phẩm có chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Sự đa dạng về nhu cầu, quy cách chế biến, phương thức XK cũng như tôm Việt Nam đang có lợi thế về ưu đãi thuế quan sẽ là các động lực thúc đẩy gia tăng XK.

Xu hướng xuất nhập khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc bằng đường biển đang gia tăng đáng kể với thời gian và chi phí hợp lý hơn, giảm thiểu nhiều rủi ro cũng như hạn chế trung gian. Vì vậy ngành tôm Việt Nam sẽ tăng cường XK chính ngạch bằng đường biển vào các thành phố lớn để tăng kim ngạch cho XK tại thị trường Trung Quốc.

Cuối cùng, để cụ thể hóa giải pháp thị trường cho mục tiêu XK tôm đạt 4,2 tỷ USD trong năm 2019, mục tiêu kim ngạch XK với từng thị trường cụ thể cũng đã được đặt ra. Tận dụng lợi thế từ FTA, ngành tôm sẽ tập trung phấn đấu để EU trở thành thị trường NK chính của tôm Việt Nam với kim ngạch đạt 1 tỷ USD. Nhóm 4 thị trường còn lại: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc cũng đẩy mạnh tăng trưởng với kim ngạch cộng dồn đạt 3 tỷ USD.

Tùng Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm