Doanh nghiệp thép từng ngang cơ Hòa Phát ngậm ngùi về UPCoM

Cập nhật: 10:55 | 18/05/2024 Theo dõi KTCK trên

Trong quá khứ, Thép Pomina từng là đối thủ "ngang cơ" của Hòa Phát và là doanh nghiệp dẫn đầu thị phần thép xây dựng tại khu vực phía Nam.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ra thông báo chấp thuận đăng ký giao dịch cổ phiếu POM của Công ty CP Thép Pomina trên thị trường giao dịch UPCoM. Số lượng đăng ký giao dịch là 279,6 triệu cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ 2.800 tỷ đồng.

Theo đó, cổ phiếu POM sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày 23/5 tới, giá tham chiếu 2.800 đồng/cp. Cùng thời gian, 69,3 triệu cổ phiếu QBS của Công ty CP Xuất nhập khẩu Quảng Bình cũng được chấp thuận giao dịch sau khi bị hủy niêm yết trên sàn HoSE.

Trước đó, toàn bộ 279,6 triệu cổ phiếu POM đã bị huỷ niêm yết trẻn HoSE từ ngày 10/5/2024 sau 14 năm niêm yết. Nguyên nhân là do Thép Pomina vi phạm chậm nộp BCTC 3 năm liên tiếp, thuộc trường hợp bị huỷ niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020. Giá đóng cửa phiên giao dịch cuối trên HoSE là 2.810 đồng/cp.

Doanh nghiệp thép từng ngang cơ Hòa Phát ngậm ngùi về UPCoM
Cú trượt dài của cổ phiếu POM trong vòng 1 năm qua

Thép Pomina chính thức niêm yết cổ phiếu trên HoSE với mã POM vào tháng 4/2010. Thời điểm mới chào sàn, vốn điều lệ của doanh nghiệp thép này ở mức 1.630 tỷ đồng nhưng định giá lên đến hơn 6.500 tỷ.

Sau 14 năm niêm yết, vốn điều lệ của Thép Pomina đã tăng lên gần 2.800 tỷ nhưng vốn hóa thị trường chỉ còn khoảng 1.100 tỷ đồng. Cổ phiếu POM trước khi nhận án huỷ niêm yết cũng đã rơi mạnh về vùng giá thấp nhất kể từ khi lên sàn.

Thành lập từ cuối thập niên 2000, Pomina là một trong ba chuỗi nhà máy luyện phôi và cán thép xây dựng với tổng công suất mỗi năm là 1,1 triệu tấn thép xây dựng và 1,5 triệu tấn phôi. Đây từng là một trong những nhà sản xuất thép xây dựng lớn nhất khi chiếm gần 30% thị phần thép cả nước, là đối thủ "ngang cơ" của Hòa Phát và là doanh nghiệp dẫn đầu thị phần thép xây dựng tại khu vực phía Nam.

Trong quá khứ, đã từng có lúc Pomina kinh doanh bùng nổ, với lãi ròng mỗi năm lên tới 400-650 tỷ đồng như giai đoạn năm 2008-2011 và 2016-2018. Tuy nhiên, vốn là ngành mang nặng tính chu kỳ, hậu giai đoạn bùng nổ cũng là lúc kết quả kinh doanh của Pomina liên tiếp trượt dài, từ lỗ nặng đến hòa vốn.

Doanh nghiệp thép từng ngang cơ Hòa Phát ngậm ngùi về UPCoM

Kết quả kinh doanh khởi sắc gần nhất của Pomina diễn ra vào năm 2021 trong bối cảnh ngành thép bước vào giai đoạn cực kỳ thuận lợi và các doanh nghiệp thép thi nhau báo lãi. Tuy nhiên, chỉ ngay năm sau, khi ngành thép bước vào chu kỳ khó khăn, Pomina lỗ kỷ lục hơn 1.000 tỷ đồng, với giá thép lao dốc và nhu cầu tiêu thụ cực kỳ ảm đạm. Không chỉ vậy, nguyên nhân còn đến từ chi phí vận hành lò cao ngất ngưởng.

Năm 2022, Pomina lỗ kỷ lục hơn nghìn tỷ đồng với nguyên nhân do giá thép lao dốc và nhu cầu tiêu thụ cực kỳ ảm đạm. Bên cạnh đó, chi phí vận hành lò cao ngất ngưởng cũng là một phần lý do dẫn đến thua lỗ. Vì thế, Thép Pomina phải đóng lò cao trong năm 2022. Nhà máy thép Pomina 3 ngưng hoạt động nhưng phải gánh nhiều chi phí trong đó có chi phí lãi vay.

Sang năm 2023, tình hình cũng không thực sự khả quan hơn. Thép Pomina ghi nhận doanh thu đạt 3.281 tỷ đồng, giảm 75% so với năm 2022. Sau khi trừ chi phí, doanh nghiệp lỗ ròng 961 tỷ đồng. Con số này vượt xa kế hoạch lỗ 150 tỷ đồng đã được ĐHĐCĐ thường niên 2023 thông qua trước đó.

Cuối tháng 3 vừa qua, Thép Pomina đã xin gia hạn nộp BCTC kiểm toán năm 2023 đến ngày 15/5/2024. Giải trình vlý do chậm nộp BCTC kiểm toán, Thép Pomina cho biết đang tích cực làm việc với đối tác đầu tư cho phương án tái cấu trúc để cung cấp cho kiểm toán xem xét đánh giá khả năng giả định hoạt động liên tục cùng với các bằng chứng chắc chắn cho giả định này để khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu.

Riêng trong quý 1/2024, Pomina ghi nhận doanh thu đạt 471 tỷ đồng, giảm 71% so với cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, Công ty tiếp tục lỗ hơn 225 tỷ đồng trong quý đầu năm.

Thép Pomina cho biết do nhà máy thép Pomina 3 và nhà máy thép Pomina 1 vẫn còn ngưng hoạt động nhưng phải gánh chịu chi phí quản lý, chi phí lãi vay. Trong đó, chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng nhiều nhất nên lỗ trong kỳ và hiện tại Công ty đang tìm kiếm nhà đầu tư để tái cấu trúc nhằm có thể sản xuất lại trong thời gian sớm nhất.

Với việc tiếp tục lỗ trong quý 1, tính tới 31/3/2024, tổng lỗ luỹ kế của POM ghi nhận hơn 1.697 tỷ đồng, xấp xỉ 61% vốn điều lệ.

Trái ngược với tình hình kinh doanh "bết bát" của Thép Pomina, Tập đoàn Hòa Phát lại đang có phần "ăn nên làm ra". Đóng cửa phiên cuối tuần qua, cổ phiếu HPG đứng ở mức 31.600 đồng/cổ phiếu - mức cao nhất kể từ đầu tháng 5/2022. Rộng hơn, từ mức thấp điểm ngày 23/4 (27.600 đồng/cp), cổ phiếu HPG đã tăng hơn 15%. Đây cũng là biên độ tăng giá so với thời điểm đầu năm.

Với diễn biến tích cực này, vốn hóa Tập đoàn Hòa Phát đã vượt mặt loạt doanh nghiệp như Vingroup, FPT, Techcombank để trở thành doanh nghiệp tư nhân có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán.

Vốn hóa của Hòa Phát hiện chỉ xếp sau 4 doanh nghiệp có gốc Nhà nước gồm Tổng Công ty CP Cảng hàng không Việt Nam (ACV - 213.100 tỷ đồng), Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (VGI- 246.500 tỷ đồng), Ngân hàng BIDV (BID - 283.300 tỷ đồng) và ngân hàng Vietcombank (VCB - 515.900 tỷ đồng).

Chứng khoán phiên chiều 17/5: Nông, lâm, ngư đáng chú ý, bộ 3 Apec cũng gây bất ngờ

Sau phiên đáo hạn phái sinh khá thuận lợi hôm qua, dòng tiền vẫn luân chuyển nhịp nhàng qua các nhóm ngành đã khiến nhóm ...

VN-Index tiến sát ngưỡng 1.275 điểm, dòng tiền cá mập đổ bộ nhóm bán lẻ

Thị trường chứng khoán ghi nhận phiên tăng thứ 4 liên tiếp, dòng tiền cá mập chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu Bán lẻ. Một ...

Khối ngoại bán ròng hơn 800 tỷ đồng trong phiên cuối tuần, bất ngờ xả MWG và FPT

Sau phiên mua ròng bất ngờ hôm 15/5, khối ngoại quay lại nhịp độ rút vốn lớn trong phiên cuối tuần (17/5). Tính chung tuần ...

Linh Đan

Tin liên quan