Tháng 1/2021 của thị trường chứng khoán: "Trâu" soán ngôi hay "gấu" duy trì lịch sử

Cập nhật: 11:14 | 22/12/2020 Theo dõi KTCK trên

Bước sang năm 2021, với mặt bằng lãi suất thấp trên toàn cầu, cơ hội và cơ sở để các quỹ có thể đẩy mạnh huy động vốn từ nhà đầu tư nhờ vào hiệu ứng có vắc-xin COVID-19, đại dịch sẽ sớm được khống chế và nền kinh tế sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mới sẽ được mở ra.

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 5/11: Giao dịch thận trọng?

Giai đoạn cuối năm cũ và đầu năm mới, thị trường chứng khoán toàn cầu thường có hiện tượng “Hiệu ứng tháng Giêng” (January Effect) khi các nhà quản lý quỹ có xu hướng bán cổ phiếu đang lỗ vào giai đoạn cuối năm để làm giảm lợi nhuận (từ đó giảm thuế phải nộp) sau đó mua lại vào đầu năm.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra với nhiều nhà đầu tư F0 khi họ thu vốn về "sắm Tết".

Việc các quỹ dùng khoản tiền bán cuối năm đẩy mạnh mua cổ phiếu đầu năm sẽ giúp thị trường được bổ sung dòng tiền, giao dịch sôi động hơn, đẩy giá chứng khoán tăng từ đó các quỹ có bản báo cáo quý đầu năm tích cực. Việc huy động vốn mới nhờ đó cũng thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, tháng Giêng cũng là thời điểm nhiều nhà đầu tư có các khoản thưởng và có xu hướng dùng tiền để tăng đầu tư. Kết hợp các yếu tố này, hiệu ứng tháng Giêng thường xuyên lặp lại.

Với thị trường chứng khoán Việt Nam, quan sát giai đoạn 2012 - 2019, đã có 6 lần hiệu suất thị trường dương trong tháng 1 - chiếm 75% tổng các năm quan sát trong đó có 2 năm giảm điểm, chiếm 25% trong đó, cuối năm 2019 và đầu năm 2020, thị trường giảm điểm chủ yếu do đại dịch COVID-19 - một hiện tượng “thiên nga đen” mà giới đầu tư không lường trước được.

Xét về động thái của các quỹ đầu tư, trong năm 2020, ở "mặt trận" trong nước, khối ngoại duy trì đà bán ròng trên cả ba sàn và chưa có hiệu tượng mua trở lại. Theo thống kê của HOSE, kể từ 1/1/2020 đến ngày 15/12/2020, khối ngoại đã bán ròng 1.280,8 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE - tương ứng rút ròng 13.578 tỷ đồng.

Bước sang năm 2021, với mặt bằng lãi suất thấp trên toàn cầu, cơ hội và cơ sở để các quỹ có thể đẩy mạnh huy động vốn từ nhà đầu tư nhờ vào hiệu ứng có vắc-xin COVID-19, đại dịch sẽ sớm được khống chế và nền kinh tế sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mới sẽ được mở ra.

Tuy nhiên, đó chỉ là kỳ vọng của giới đầu tư hỗ trợ cho việc huy động vốn, cũng như tăng thêm sức hút cho thị trường chứng khoán. Còn xét về mặt trung hạn, với mức định giá như hiện tại, các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không quá rẻ.

Theo số liệu của Bloomberg ngày 15/12, chỉ số P/E của VN-Index đang giao dịch vùng 16,94 lần, trong khi chỉ số VN-Index đang giao dịch ở 1.055,27 điểm, gần với mức đỉnh tháng 4/2018 là 1.199,96 điểm. Các cổ phiếu trụ và vốn hóa lớn có dấu hiệu giao dịch vùng đỉnh nhiều năm.
Vinamilk muốn bán sạch cổ phiếu quỹ

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - Mã: VNM) vừa thông báo phương án giao dịch bán cổ phiếu quỹ.

Cổ phiếu Chứng khoán SBS tăng hơn 250% thị giá trong tháng 12

Với chuỗi 17 phiên không biết mùi giảm giá, cổ phiếu SBS của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (UpCOM: SBS) ...

Tin tức chứng khoán mới nhất 9h hôm nay 22/12/2020

Thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như DXG, HDC, LCG, SFI… được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam ...

Quốc Trung