Phiên giao dịch ngày 31/5/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý

Cập nhật: 18:00 | 30/05/2021 Theo dõi KTCK trên

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 31/5/2021, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Nhận định chứng khoán ngày 31/5/2021: Khó tránh khỏi áp lực rung lắc

Vùng giá 1.320 điểm của VN-Index khá nhạy cảm đối với thị trường chung

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC

Hạn chế mua đuổi cổ phiếu KDH

CTCP Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền (HOSE - Mã: KDH) đã công bố doanh thu Q1/2021 ở mức 836 tỷ đồng (+19% YoY) và LNST sau CĐTS là 205 tỷ đồng (+33% YoY). Việc bàn giao các sản phẩm còn lại tại hai dự án Safira và Verosa Park (khoảng 10% tổng sản phẩm) là động lực chính cho kết quả kinh doanh tích cực trong quý này. Theo đó, KDH đã hoàn thành 18% kế hoạch doanh thu và LNST.

KDH đặt kế hoạch năm 2021 tăng trưởng nhẹ với 4% doanh thu và 6% LNST. Trong đó, việc bàn giao dự án Lovera Vista sẽ là yếu tố then chốt cho kết quả năm 2021. Trong năm 2020, KDH đã bàn giao 87% số sản phẩm của dự án này. Đồng thời, KDH dự kiến sẽ tung ra thị trường ba dự án bao gồm Armena, Clarita và căn hộ tại Bình Tân. Theo ban lãnh đạo, KDH sẽ mở bán các dự án này từ Q4/2021 đến năm 2022.

KDH đang giao dịch ở mức P/E TTM là 17,2x, thấp hơn mức P/E TTM trung bình ngành BĐS là 22,2x cho thấy cổ phiếu này vẫn có mức định giá hấp dẫn. Mức Stock Rating của KDH ở mức 88 điểm cho nên chúng tôi duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.

Đồ thị giá của KDH đạt mức cao nhất 52 tuần và thoát khỏi mô hình chữ nhật với khối lượng giao dịch tăng đột biến trong phiên 27/05/2021. Đồng thời, đồ thị giá đã vượt qua mức mục tiêu ngắn hạn 36.83, nhưng mức kháng cự kế tiếp mà đồ thị giá đối mặt là mức 41.00, tức là upside ngắn hạn là 5,13% cho nên các NĐT cần hạn chế việc mua đuổi và ưu tiên cho chiến lược NẮM GIỮ.

0749-co-phieu-luu-y
Hình minh họa

Công ty chứng khoán MB - MBS

Khuyến nghị mua cho cổ phiếu HSG với giá mục tiêu 50.242 đồng/cp

Hưởng lợi từ làn sóng phục hồi kinh tế toàn cầu giúp sản lượng tiêu thụ thép toàn thị trường quay lại tăng trưởng dương (2020: +4,9%, 2019: -2,1%, tính riêng tôn mạ và ống thép). Trong năm 2020, HSG ghi nhận sản lượng bán tăng 8,77% so với năm 2019 (2019: -20.38%), bên cạnh đó quý 1 và quý 2 năm tài chính HSG đã ghi nhận sản lượng tiêu thụ thép gia tăng vượt trội so với cùng kỳ (Q1: +38,47% ; Q2: +72,91%) bất chấp giá nguyên vật liệu đầu vào biến động tiêu cực. Tổng sản lượng ghi nhận cho nữa đầu năm tài chính là gân 1,1 triệu tấn đạt hơn 60% kế hoạch đề ra trong năm. Chúng tôi dự phóng sản lượng tiêu thụ cho cả năm 2021 là khoảng 2,5tr tấn (+55,29% CK).

Kiểm soát giá bán tốt trong tình trạng giá nguyên vật liệu gia tăng: doanh thu trong quý 1 và quý 2 có mức tang trưởng vượt trội so với cùng kỳ (Q1: +38,2%; Q2: +87,7%) mặc dù doanh thu trong năm 2019 và 2020 có mức tăng trưởng âm (2019: -18,6%; 2020: -1,8%) chứng tỏ doanh nghiệp đã kiểm soát tốt về việc tăng giá bán bù đắp cho việc tăng giá nguyên liệu đầu vào trong tình cảnh hiện tại.

Trong năm 2020, biên lợi nhuận gộp tăng lên mức 16,8% sau 2 năm liên tiếp giảm (2019: 11,4%, 2018: 11,5%). Ghi nhận trong 5 năm gần đây, vào thời điểm thuận lợi, bên lợi nhuận gộp của HSG đạt 16,9% năm 2017. Song song đó là biên lợi sau thuế ghi nhận con số tăng trưởng mạnh mẽ trong nữa năm đầu với hơn 1.600 tỷ đồng đạt 107% kế hoạch đề ra trong năm 2021.

Tiềm năng tăng trưởng dài hạn từ kinh tế vĩ mô thuận lợi: Tăng trưởng GDP cao, lãi suất duy trì thấp và ổn định, đầu tư công tăng trưởng trong những năm tới và tỷ lệ sử dụng thép trên đầu người của Việt Nam vẫn ở mức tương đối thấp.

Rủi ro chung đối với thép Việt Nam: (1) tính chất biến động chu kỳ và ngắn hạn của giá thép và giá quặng sắt; (2) rủi ro từ chính sách kiểm soát giá bán từ chính phủ Trung Quốc; (3) cạnh tranh trong nước do các doanh nghiệp gia tăng năng lực sản xuất; và (4) thuế suất áp lên sản phẩm xuất khẩu.

Định giá: Chúng tôi khuyến nghị MUA với cổ phiếu HSG với giá mục tiêu 50.242 đồng (tăng 32%) bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF, với WACC là 14,65% và tăng trưởng dài hạn là 1%, tương đương P/B kì vọng là 2.1.

Công ty chứng khoán BIDV – BSC

Chốt lãi cổ phiếu IDC khi tiếp cận ngưỡng 41.500 đồng/cp

Cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO - CTCP (HNX) đang ở trong trạng thái tăng giá trở lại sau khi có giai đoạn giảm trong tháng 4. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây đang có chiều hướng tăng dần.

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Chỉ báo động lượng RSI ở trên giá trị 50 đồng thời đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 nên cổ phiếu tiềm năng sẽ duy trì đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của IDC nằm tại khu vực 36.5-37. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 41.5, cắt lỗ nếu ngưỡng 35.5 bị xuyên thủng.

0833-idc
Nguồn: BSC, PTKT Itrade

Khuyến nghị theo dõi cổ phiếu POW với giá mục tiêu 13.800 đồng/cp

Theo báo cáo kết quả kinh doanh, doanh thu thuần của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE – Mã: POW) trong quý 1/2021 đạt mức 7.661 tỷ đồng (-4% yoy) do sản lượng điện của mảng điện khí giảm mạnh (-26% yoy), khiến cho tổng sản lượng được huy động trong kỳ chỉ đạt 4,6 tỷ kWh (-12% yoy). LNST trong kỳ đạt 566 tỷ đồng (+12% yoy) do việc không ghi nhận lỗ CLTG lớn và chi phí lãi vay trong kỳ giảm còn 109 tỷ VNĐ (-47% yoy). POW hoàn tất thoái vốn 51,58% cổ phần PVM trong tháng 3/2021 với giá bán trung bình 27.260 VNĐ/CP. Lợi nhuận thu về đạt khoảng 354 tỷ VNĐ.

BSC dự báo DTT và LNST của POW trong năm 2021 lần lượt đạt 29.018 tỷ VND (-2,4% yoy) và 3.085 tỷ VND (+15,9% yoy) với giả định (1) Giá bán điện hợp đồng mới của NT2 với EVN giảm 35 VNĐ/kWh; (2) Hoàn nhập khoản dự phòng nợ xấu 370 tỷ VNĐ của EPTC trong năm 2020 và (3) Sản lượng mảng thủy điện +16% yoy nhờ chu kỳ thủy văn thuận lợi; (4) POW hoàn tất thoái vốn PVM trong Q1/2021, đem lại khoản doanh thu tài chính 354 tỷ VNĐ (tương ứng với 13% LNST năm 2020).

Quan điểm đầu tư: Sản lượng điện được huy động của POW duy trì ổn định trong dài hạn nhờ nhu cầu tiêu thụ điện tăng trưởng trong tương lai. Dòng tiền ổn định giúp POW trả nợ các khoản nợ vay, qua đó giảm chi phí tài chính đối với POW.

Rủi ro: Sản lượng các mảng nhiệt điện khí & than có thể tiếp tục giảm sút trong tương lai do chịu sự cạnh tranh của mảng điện năng lượng tái tạo.

BSC khuyến nghị THEO DÕI cho cổ phiếu POW với giá mục tiêu 13.800 VNĐ/CP cho năm 2021, tương đương với upside 15% so với giá ngày 18/05/2021 dựa trên phương pháp định giá từng phần (SOTP), trong đó EV/EBITDA trung bình của các mảng điện khí, điện than và thủy điện lần lượt là 5,8x, 5,1x và 9,0x.

Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Nhận định chứng khoán ngày 31/5/2021: Khó tránh khỏi áp lực rung lắc

Thị trường giao dịch bùng nổ trong phiên cuối tuần với thanh khoản cao và sự đồng thuận tăng điểm của hầu hết các nhóm ...

Cổ phiếu ngân hàng được định giá lại giữa cơn sóng tăng giá: Cao nhất 135.000 đồng/cp, nhiều mã mục tiêu trên 60.000 đồng/cp

Chứng khoán BSC đưa ra khuyến nghị khả quan với ngành ngân hàng trong năm 2021 với quan điểm tăng trưởng lợi nhuận cao nhờ ...

Vùng giá 1.320 điểm của VN-Index khá nhạy cảm đối với thị trường chung

Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm trong tuần thứ tư liên tiếp với giá trị giao dịch tiếp tục gia tăng và lập ...

Tân An

Tin liên quan