Vùng giá 1.320 điểm của VN-Index khá nhạy cảm đối với thị trường chung

Cập nhật: 11:12 | 29/05/2021 Theo dõi KTCK trên

Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm trong tuần thứ tư liên tiếp với giá trị giao dịch tiếp tục gia tăng và lập kỷ lục mới. Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch, VN-Index đứng ở mức 1.320,46 điểm, tương ứng mức tăng 35,53 điểm (2,8%) so với tuần trước đó; HNX-Index tăng 12,47 điểm (4,2%) lên 310,46 điểm; UPCoM-Index tăng 4,48 điểm (5,49%) lên 86,11 điểm.

"Cắt nghĩa" giá cổ phiếu thép

Nhận định chứng khoán tuần từ 31/5-4/6/2021: Áp lực chốt lời khiến thị trường rung lắc

Thanh khoản trên hai sàn gia tăng so với tuần trước với trung bình khoảng 26.300 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 4,2% lên 115.458 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 5,5% xuống 3.609 triệu cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX tăng 6,7% lên 16.125 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 6% xuống 706 triệu cổ phiếu.

Thị trường tăng điểm trong tuần qua giúp các nhóm ngành chủ chốt đa số đều kết tuần trong sắc xanh. Nhóm cổ phiếu trụ cột thị trường là ngân hàng tăng mạnh nhất với 5,8% giá trị vốn hóa, với các mã trong nhóm như VCB (+2,9%), BID (+5,4%), CTG (+6,1%), VPB (+1,2%), MBB (+8,8%), TCB (+4,3%), VIB (+4,9%), TPB (+9,4%), ACB (+3,7%), SHB (+3,8%)...

Tiếp theo là nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu với mức tăng 4,8% giá trị vốn hóa, với các trụ cột trong ngành như HPG (+2,3%), HSG (+8,8%), NKG (+3,9%)... Nhóm hàng tiêu dùng tăng 2,4% giá trị vốn hóa, với các mã như VNM (+2,1%), MSN (+0,5%), SAB (+7,5%), BHN (+3%)...

Các ngành công nghiệp dược phẩm và y tế (+2,3%), (+2,2%), công nghệ thông tin (+1,3%), tiện ích cộng đồng (+1%), tài chính (+0,6%) đều tăng trong tuần qua. Chiều ngược lại, dầu khí (-1,8%) và dịch vụ tiêu dùng (-0,3%) giảm nhẹ.

1033-vn-index
Hình minh họa

Một điểm tích cực của thị trường trong tuần qua là việc khối ngoại đã giảm đáng kể giá trị bán ròng. Cụ thể, dòng vốn này mua vào 143,8 triệu cổ phiếu, trị giá 6.778,5 tỷ đồng, trong khi bán ra 153 triệu cổ phiếu, trị giá 7.048,8 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 9,2 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là hơn 270 tỷ đồng - đây là tuần bán ròng thứ 4 liên tiếp của khối ngoại.

Trên sàn HoSE, khối ngoại có tuần bán ròng thứ 4 liên tiếp tuy nhiên, giá trị giảm đến 85% so với tuần trước đó và còn hơn gần 464 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 9 triệu cổ phiếu. Như vậy, tổng giá trị bán ròng của khối ngoại sàn này trong 4 tuần vừa qua lên đến gần 10.000 tỷ đồng.

Khối ngoại sàn HoSE bán ròng rất mạnh mã HPG với giá trị lên đến hơn 1.066 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VIC cũng bị bán ròng 232 tỷ đồng. CTG cũng có giá trị bán ròng của khối ngoại lớn hơn 200 tỷ đồng. Hai chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND và FUESSVFL bị bán ròng lần lượt 170 tỷ đồng và 105 tỷ đồng. Chiều ngược lại, PLX được mua ròng mạnh nhất với 545 tỷ đồng. VNM đứng sau với giá trị mua ròng 240 tỷ đồng. Các mã MSN, STB, SSI và VRE đều được mua ròng trên 100 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại chấm dứt chuỗi 3 tuần bán ròng liên tiếp bằng việc mua ròng trở lại 174 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 29.374 cổ phiếu. THD đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HNX với 198 tỷ đồng. SHB cũng được mua ròng mạnh với 57 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VND bị bán ròng mạnh nhất với 54 tỷ đồng. SHS và LHC bị bán ròng lần lượt 20 tỷ đồng và 14,3 tỷ đồng.

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại có tuần mua ròng thứ 6 liên tiếp, với giá trị giảm 70% so với tuần trước và ở mức 19 tỷ đồng, tuy nhiên, nếu xét về khối lượng, dòng vốn này bán ròng 185.369 cổ phiếu. Khối ngoại sàn UPCoM mua ròng tập trung 2 mã ACV và VTP với giá trị lần lượt 42 tỷ đồng và 29 tỷ đồng. Trong khi đó, VEA bị bán ròng mạnh nhất với 18 tỷ đồng. LTG và CTG bị bán ròng lần lượt 12 tỷ đồng và 10 tỷ đồng.

Theo SHS, thị trường có tuần tăng điểm thứ tư liên tiếp với giá trị giao dịch lập kỷ lục mới cho thấy dòng tiền vẫn đang đổ vào thị trường và tâm lý khá hưng phấn của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, với việc chỉ số VN-Index kết tuần ngay trên ngưỡng 1.320 điểm và đây cũng là vùng target của sóng tăng 5 lần này trong khoảng 1.320-1.325 điểm (fibonacci retracement 161,8% sóng điều chỉnh 4) nên đây có thể coi là vùng giằng co mạnh giữa bên mua và bên bán trong thời gian tới.

Chúng tôi cho rằng đây là vùng giá khá nhạy cảm đối với thị trường chung và nhà đầu tư cần hết sức thận trọng trong tuần giao dịch tới.

Theo đó, trong tuần giao dịch tiếp theo 31/5-4/6, thị trường có thể sẽ xuất hiện những phiên rung lắc khi áp lực chốt lời gia tăng tại vùng giá hiện tại.

Nhà đầu tư đã mua vào các vị thế ngắn hạn khi thị trường điều chỉnh về quanh ngưỡng 1.250 điểm (MA20) trong phiên 18/5 và đã chốt lời trong phiên cuối tuần 28/5 khi thị trường có nhịp tăng tiến vào vùng kháng cự trong khoảng 1.320-1.325 điểm (fibonacci retracement 161,8% sóng điều chỉnh 4) nên đứng ngoài và quan sát trong tuần tới.

Nhà đầu tư với tỷ trọng tiền mặt lớn hạn chế mua đuổi trong giai đoạn hiện tại và chờ đợi những nhịp điều chỉnh về các mức giá hấp dẫn hơn.

MSB chinh phục đỉnh mới, anh trai Chủ tịch nhanh tay “chốt lời” toàn bộ cổ phiếu

Ông Trần Phi Hạnh dự định bán toàn bộ hơn 5,88 triệu cổ phiếu MSB. Được biết, ông Hạnh là anh trai của ông Trần ...

Chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng nhẹ phiên cuối tuần

Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa tuần với sắc xanh của các chỉ số. Tuy nhiên, nếu tính trong tháng 5, chỉ Dow Jones ...

Nhận định chứng khoán tuần từ 31/5-4/6/2021: Áp lực chốt lời khiến thị trường rung lắc

Thị trường lấy lại đà tăng sau phiên điều chỉnh ngày hôm qua nhờ sự đồng thuận của các nhóm cổ phiếu lớn, đặc biệt ...

Tuệ An