Phiên giao dịch ngày 2/2/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý

Cập nhật: 18:00 | 01/02/2021 Theo dõi KTCK trên

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 2/2/2021, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Công ty chứng khoán BIDV - BSC

Mục tiêu chốt lãi cổ phiếu HPX của CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE) nằm tại mức 42.2

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng hiện tại: Tăng giá.

- Chỉ báo xu hướng MACD: Xuất hiện Golden Cross.

- Chỉ báo RSI: RSI ở trong vùng quá mua.

- Đường MA: EMA12 ở trên EMA26.

Nhận định:

HPX đang ở trong trạng thái tăng giá sau tích lũy trong ngắn hạn quanh vùng giá 33-34. Thanh khoản tăng cao trong phiên hôm nay đã đẩy giá cổ phiếu đóng cửa ở mức trần. Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan.

Mặc dù chỉ báo động lượng RSI vừa đi vào vùng quá mua nhưng đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong ngắn hạn. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của HPX nằm tại khu vực xung quanh 33. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 42.2, cắt lỗ nếu ngưỡng 32 bị xuyên thủng.

1652-co-phieu-luu-y
Ảnh minh họa

Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu DDG nằm tại mức 34

Cổ phiếu DDG của Công ty cổ phần Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương đang ở trong trạng thái tăng giá dài hạn và liên tục thiết lập các mức đỉnh lịch sử mới. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây vẫn đang duy trì giá trị ổn định.

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Hôm nay 1/2, đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo động lượng RSI chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của DDG nằm tại khu vực xung quanh 30. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 34, cắt lỗ nếu ngưỡng 29.4 bị xuyên thủng.

Cắt lỗ cổ phiếu GKM của CTCP Khang Minh Group (HNX) nếu ngưỡng 17.3 bị xuyên thủng

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng hiện tại: Tăng giá.

- Chỉ báo xu hướng MACD: Xuất hiện Golden Cross.

- Chỉ báo RSI: RSI ở trên giá trị 50 nhưng chưa đi vào vùng quá mua.

- Đường MA: EMA12 ở trên EMA26.

Nhận định:

GKM đang ở trong trạng thái tăng giá sau điều chỉnh ngắn hạn về quanh vùng giá 17. Mặc dù thị trường chung điều chỉnh mạnh tuy nhiên thanh khoản và giá cổ phiếu vẫn ở trạng thái tích cực. Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Thêm vào đó chỉ báo động lượng RSI ở trên giá trị 50 nhưng chưa đi vào vùng quá mua cùng với đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu nên cổ phiếu sẽ tiếp tục củng cố đà tăng. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của GKM nằm tại khu vực xung quanh 17.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 19.8, cắt lỗ nếu ngưỡng 17.3 bị xuyên thủng.

Công ty chứng khoán Phú Hưng – PHS

Khuyến nghị mua cổ phiếu GTN với giá mục tiêu trung hạn 36.290 đồng

CTCP GTNfoods (HOSE: GTN) vừa công bố báo cáo két quả kinh doanh hợp nhất quý IV/2020 với doanh thu thuần 681,9 tỷ đồng - giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, giá vốn hàng bán giảm tới 19,4% xuống mức 471,7 tỷ đồng khiến GTNfoods tăng mạnh 80,6% so với cùng kỳ lên mức 210,2 tỷ đồng.

Trong kỳ, doanh thu tài chính GTN tăng gấp đôi lên 46 tỷ đồng trong khi đó chi phí tài chính lại giảm sâu chỉ bằng 1/7 cùng kỳ năm trước, ghi nhận hơn 2 tỷ đồng.

Trong quý IV/2020, công ty không còn chịu các chi phí do thanh lý và dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tại các công ty liên kết như cùng kỳ năm 2019 nên công ty ghi nhận khoản lãi từ công ty liên doanh liên kết 2,2 tỷ đồng trong khi quý IV/2019 ghi nhận lỗ 16,6 tỷ đồng.

Chi phí bán hàng tăng mạnh 56% lên gần 152 tỷ đồng, còn chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh 60,4% xuống mức 29,4 tỷ đồng. Mặc dù trong kỳ ghi nhận khoản lỗ khác 6,1 tỷ nhưng GTN vẫn báo lãi sau thuế quý IV đạt 75,6 tỷ đồng - tăng mạnh so với khoản lỗ 55,7 tỷ trong quý IV/2019.

Phía GTN cho biết, lợi nhuận quý IV/2020 tăng mạnh là do trong kỳ lợi nhuận của CTCP Sữa Mộc Châu (công ty con) tăng tốt sau khi áp dụng các biện pháp tái cơ cấu hệ thống bán hàng, đánh giá và thay đổi các chính sách với nhà phân phối, giá bán sản phẩm cũng như tối ưu hóa các chi phí bán hàng, quản lý.

Lũy kế năm 2020, GTNfoods đạt doanh thu 2.825,8 tỷ đồng - giảm 4,9%; lợi nhuận sau thuế đat 251,2 tỷ đồng - tăng đột biến so với con số 6,7 tỷ đồng năm 2019 (gấp gần 35 lần) trong đó lợi nhuận thuộc về công ty mẹ là 109,4 tỷ đồng - tăng mạnh so với khoản lỗ 66,3 tỷ đồng năm ngoái. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) năm 2020 đạt 395 đồng.

Trên thị trường, cổ phiếu GTN đang rơi về mức giá 22.xxx đồng (cách đây 6 tháng) sau chuỗi giảm mạnh của thị trường chứng khoán 2 tuần gần nhất.

Cụ thể, từ vùng mức 29.900 đồng (phiên ngày 18/1/2021) mã xuất hiện 2 phiên nằm sàn cùng với 5 phiên giảm mạnh qua đó thị giá được kéo về mức 22.800 đồng trong phiên cuối cùng tháng 1/2021.

Trong phiên ngày 1/2, mã tiếp tục giảm điểm (-2,2%) sau diễn biến tiêu cực của thị trường qua đó thị giá được kéo về sát mức 22.000 đồng; khớp tạm tính lúc 14h28 đạt hơn 1,3 triệu đơn vị.

Theo Chứng khoán Phú Hưng, GTNFoods được hưởng lợi từ việc ngành sữa đã ghi nhận mức tăng trưởng hai chữ số trong năm 2020 nhờ ý thức về sức khỏe của người dân được nâng lên dưới áp lực của đại dịch. Dự kiến trong giai đoạn 2021 - 2025, doanh thu sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam sẽ duy trì ở mức 7 - 8%/năm. Ngoài ra, xu hướng cao cấp hóa tạo điều kiện cho những doanh nghiệp có vùng nguyên liệu rộng lớn và kiểm soát chất lượng sữa tươi tốt (như Mộc Châu Milk) cải thiện lợi nhuận.

Đối với thị trường xuất khẩu, theo dự kiến của FAO, nhu cầu sữa của Trung Quốc sẽ tăng tới 45%. Hiện Mộc Châu Milk là một trong 5 thương hiệu được xuất khẩu theo chính ngạch sang Trung Quốc. Ngoài ra, công ty mẹ Vinamilk cũng đặt kỳ vọng thị trường Trung Quốc sẽ là 1 trong 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của VNM trong 3 - 5 năm tới.

Sau khi được tái cơ cấu hoàn toàn bởi VNM, PHS kỳ vọng doanh thu GTN tăng từ 7 - 10%, biên lãi gộp xấp xỉ bằng với VNM trong 3 - 5 năm tới (từ 2023 - 2025). Cụ thể, GTN có kế hoạch mở rộng trang trại bò hiện tại (1.600 con) lên mức 2.000 con đồng thời nâng tiêu chuẩn của trang trại này từ VIETGAP lên GLOBALGAP; xây dựng trang trại bò sữa chuẩn hữu cơ, quy mô 4.000 con kết hợp du lịch sinh thái; hiện đại hóa nhà máy sản xuất sữa và mở rộng công suất dây chuyền sữa hộp 180ml.

PHS kỳ vọng doanh thu 2021 của GTN sẽ tăng 7% so với năm 2020 nhờ sản lượng tăng sau khi công suất của dây chuyền sữa hộp được nâng cấp và gia tăng số lượng bò sữa. Biên lãi gộp của GTN dự phóng cải thiệm thêm 3 điểm phần trăm nhờ tiếp tục quá trình tái cấu trúc chi phí và tỷ lệ lợi ích kinh tế của GTN tại MCM tăng từ 38% lên mức 51% sau khi mua thêm 29 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ. Lợi nhuận sau thuế trong 2021 của GTN dự phóng tăng 32% lên 303 tỷ đồng. PHS khuyến nghị mua GTN với giá mục tiêu trung hạn 36.290 đồng/cổ phiếu.

Khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho DRC

Công ty chứng khoán MB - MBS

Kết quả kinh doanh quý IV/2020 của Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) ghi nhận tăng khá khi doanh thu tăng 15% lên 1.108 tỷ đồng nhờ tình hình tiêu thụ sản phẩm khả quan.

Biên lợi nhuận gộp tăng khá từ 17,6% lên 20%, giúp lợi nhuận sau thuế quý IV đạt mức cao nhất sau 4 năm, đạt tương ứng 110 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số kinh doanh hiệu quả hơn nhờ chi phí khấu hao nhà máy Radial giai đoạn 1 chính thức hết khấu hao từ cuối tháng 8/2020.

Lũy kế cả năm 2020, doanh thu giảm nhẹ 5% còn 3.647 tỷ đồng chủ yếu do kết quả kinh doanh trong quý II kém hơn trước tác động của dịch Covid19. Tuy nhiên, nhờ chi phí nguyên vật liệu thấp ở những quý đầu năm và việc không phải trích khấu hao của nhà máy Radial giai đoạn 1, biên lợi nhuận gộp cả năm đã cải thiện lên mức 16,4%.

Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt 257 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, DRC đã vượt 14% kế hoạch lợi nhuận năm.

Mới đây, HĐQT công ty đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh quý I/2021 với chỉ tiêu doanh thu thuần tăng 4% lên 835 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tăng 41% so với cùng kỳ, tương ứng lên mức 66 tỷ đồng.

Chúng tôi khuyến nghị phù hợp thị trường đối với cổ phiếu DRC với giá mục tiêu 23.100 đồng.

Công ty chứng khoán Quốc tế Việt Nam - VIS

Khuyến nghị mua vào về dài hạn đối với cổ phiếu OCB

Với mô hình quản trị hiệu quả và chắc chắn, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) luôn nằm trong top đầu những ngân hàng được cấp quota tăng trưởng tín dụng cao nhất nhờ chất lượng tài sản đảm bảo. Đây là lợi thế rất lớn của OCB để huy động nguồn vốn giá rẻ để dễ dàng triển khai các mục tiêu phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường. Khả năng quản lý chi phí thấp và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tạo lợi nhuận ở mức cao là điểm cộng lớn của OCB.

OCB đưa ra mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản lên trên 380 ngàn tỷ trong 5 năm tới, các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trung bình trên 20%, CIR dưới 35% và ROE duy trì đạt trên 20%. Chất lượng tài sản được kiểm soát NPL dưới 2%. CAR>11%. Đây là những con số khá tham vọng nhưng trong tầm tay OCB có thể thực hiện được nhờ những tiềm lực sẵn có hiện tại.

OCB đóng cửa ở mức 19.6 ngày 29/1/2021, hiện đang giao dịch ở mức PE 6 và P/Bv 1.23. Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua vào về dài hạn trong năm 2021 với OCB với giá mục tiêu quanh vùng 30-34 với kỳ vọng lợi nhuận trước thuế năm 2021 tăng trưởng ít nhất 15% khoảng 5.100 tỷ đồng.

Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Nhận định chứng khoán ngày 2/2/2021: Áp lực rung lắc còn tiếp diễn

Thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục diễn biến tiêu cực ngay phiên giao dịch đầu tháng 02/2021. Tâm lý thận trọng vẫn bao ...

17 mã cổ phiếu tăng giá và 20 mã giảm mạnh nhất thị trường chứng khoán tháng 1/2021

Trong tháng 1/20201, trên toàn thị trường, đã có 18 cổ phiếu tăng giá trên 70% trong đo SPH của Xuất nhập khẩu Thủy sản ...

Vốn hóa Sabeco (SAB) "bay hơi" hơn 29.100 tỷ đồng trong nửa cuối tháng 1

Trên thị trường, cổ phiếu SAB của Sabeco ghi nhận diễn biến rất tiêu cực kể từ trung tuần tháng 1 khi mất hơn 45.000 ...

Nguyễn Thanh (t/h)

Tin liên quan