8 gạch đầu dòng quan trọng cổ đông VPBank cần phải biết sau mùa đại hội

Cập nhật: 21:25 | 30/04/2024 Theo dõi KTCK trên

Mùa đại hội cổ đông năm nay của VPBank có thể được tóm gọn lại trong một số nội dung cơ bản: Mục tiêu tăng trưởng hơn 100% lợi nhuận, mô hình ngân hàng đa năng, trợ lực từ SMBC, sự trở lại của FE Credit và câu chuyện tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém.

Sáng ngày 29/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank - Mã chứng khoán: VPB) đã tổ chức Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2024. Mặc dù tổ chức Đại hội trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều cổ đông và những người đại diện theo uỷ quyền đã không bỏ lỡ sự kiện quan trọng này.

Kết thúc Đại hội, 22 Nghị quyết đã được ĐHĐCĐ đồng lòng thông qua, nhiều câu hỏi liên quan đến hoạt động của VPBank trong năm vừa qua và những năm tiếp theo cũng được cổ đông thể hiện sự quan tâm. Nhìn lại toàn cảnh ĐHCĐ vừa qua của VPBank có nhiều điểm đáng chú ý:

Lời mở đầu của CEO Nguyễn Đức Vinh - 3 cuộc khủng hoảng, 4 định hướng, mô hình ngân hàng “đa năng” và mục tiêu hơn 25.000 tỷ đồng lợi nhuận: Thay mặt hàng ngàn cán bộ công, nhân viên của VPBank, Tổng Giám đốc VPBank - Ông Nguyễn Đức Vinh phát biểu mở đầu Đại hội.

Nhìn lại 1 năm vừa qua, lãnh đạo VPBank chỉ ra 3 cuộc khủng hoảng lớn của nền kinh tế đã tác động đến ngành ngân hàng nói riêng và VPBank nói chung. Qua đó, năm 2023, VPBank đã thực hiện 4 định hướng, kiện toàn lại hệ thống nền tảng khi tình hình vĩ mô khó khăn kéo dài, ảnh hưởng đến lợi nhuận.

8 gạch đầu dòng quan trọng cổ đông VPBank cần phải biết sau mùa đại hội
Kế hoạch kinh doanh VPBank năm 2024 (Nguồn: VPBank)

Tại Đại hội, ĐHĐCĐ đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 với mục tiêu lợi nhuận hợp nhất trước thuế năm 2024 tăng 114% so với năm 2023, tương đương 23.165 tỷ đồng. Trong đó, riêng ngân hàng mẹ dự kiến đóng góp 20.709 tỷ đồng, công ty chứng khoán VPBankS góp 1.902 tỷ đồng và công ty bảo hiểm OPES đóng góp 873 tỷ đồng vào tổng lợi nhuận.

5 định hướng tăng trưởng cho năm 2024: Trong bản “thuyết trình” tới cổ đông, đi kèm với những chỉ số kế hoạch trong năm 2024, Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh cũng trình bày 5 định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng. Nhận thấy yếu tố về cầu của nền kinh tế phục hồi, VPBank xây dựng 5 định hướng xoay quanh: Lựa chọn phân khúc chiến lược, chiến lược quản trị chất lượng tài sản… Chi tiết

Tái khẳng định lời hứa chia cổ tức 5 năm liên tiếp: Liên tiếp ĐHCĐ 2 năm liền, không khí cổ đông đến Đại hội của VPBank có phần “phấn chấn” hơn khi ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch HĐQT VPBank tuyên bố Ngân hàng cam kết sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông trong 5 năm liên tiếp. Theo đó, VPBank sẽ chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 10% trong năm nay. Chi tiết

Bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT: Tại Đại hội năm nay, VPBank cũng bầu bổ sung 2 thành viên vào Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 - 2025. Theo đó, 2 nhân sự được bầu bổ sung là ông Takeshi Kimoto, hiện là thành viên Ban giám sát Ngân hàng PT Bank BTPN Tbk. Nhân sự thứ hai là bà Phạm Thị Nhung, hiện là Phó TGĐ thường trực kiêm Giám đốc Khối quản lý đối tác và quan hệ đối ngoại VPBank.

Toàn cảnh ĐHCĐ 2024 VPBank và nhiều ‘câu chuyện’ được kể: Lời hứa cổ tức tiền mặt, tái cơ cấu ngân hàng 0 đồng, ‘người đồng hành’ SMBC, sự trở lại của
Quang cảnh ĐHĐCĐ VPBank (Ảnh: An ninh Tiền tệ)

Nếu tham gia tái cơ cấu ngân hàng 0 đồng giúp hệ thống ngân hàng tốt hơn, an toàn hơn mà có năng lực thì tại sao lại không làm? Đây là câu “đặt vấn đề” khi Chủ tịch HĐQT Ngô Chí Dũng giải đáp tới cổ đông về lý do tại sao VPBank lại nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém.

Theo đó, ĐHĐCĐ đã thông qua kế hoạch nhận chuyển giao tổ chức tín dụng tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của tổ chức này không vượt quá 5% quy mô tương ứng của VPBank vào cuối năm 2023 và vốn điều lệ của TCTD không quá 5.000 tỷ đồng.

Sự hỗ trợ của “người bạn đồng hành” SMBC: Năm 2023 đã chứng kiến thương vụ M&A lớn nhất ngành ngân hàng giữa VPBank và SMBC. Tuy vậy, bên cạnh “giải quyết” bài toán về các chỉ số về vốn của VPBank, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT), ông Ngô Chí Dũng đã thông tin về nhiều giá trị lớn từ SMBC mà VPBank nhận được.

Khi nào FE Credit quay trở lại? Ngân hàng cho biết, VPBank và SMBC đang tích cực thực hiện kế hoạch tái cấu trúc FE Credit và nỗ lực giúp công ty tài chính hàng đầu có thể quay trở lại quỹ đạo lợi nhuận.

Sau 10 năm mang lại những giá trị to lớn cho ngân hàng, FE Credit bước vào giai đoạn khó khăn từ Covid-19 - điều có thể thấy rõ từ KQKD trong năm vừa qua. Tại Đại hội, Tổng Giám đốc VPBank đã có những thông tin về thời điểm lợi nhuận FE Credit sẽ trở lại mốc 3.000-4.000 tỷ đồng và tương lai của TCTC này trong những năm tiếp theo.

VPBank kết thúc Đại hội bằng “món quà” tri ân cổ đông: Bên cạnh "món quà" về cổ tức 10% bằng tiền mặt, cổ đông tham dự đến cuối buổi còn nhận được món quà bằng hiện vật trao ngay.

Minh Nguyệt

Tags: VPBank