Doanh nghiệp thứ hai trong hệ sinh thái APEC Group tổ chức ĐHĐCĐ bất thành

Cập nhật: 10:28 | 18/05/2024 Theo dõi KTCK trên

Sau Chứng khoán APEC (APS), ĐHĐCĐ của Đầu tư IDJ VIệt Nam (IDJ) không thể diễn ra do tỷ lệ cổ phần có quyền dự họp ít hơn quy định. Đây là doanh nghiệp thứ hai trong hệ sinh thái APEC Group của ông Nguyễn Đỗ Lăng tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 bất thành.

Ngày 17/5, Công ty CP Đầu tư IDJ VIệt Nam (HNX: IDJ) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 tại Tầng 3, tòa nhà Grand Plaza, 117 Trần Duy Hưng, TP Hà Nội. Theo đó, đến khoảng 14h30 cùng ngày, tại khán phòng chỉ có sự tham gia của 74 cổ đông và người được ủy quyền, đại diện 71.308.414 triệu cổ phần, tương đương 41,1% tổng số cổ phần có quyền dự họp của công ty. Như vậy, với tỷ lệ cổ phần tham gia đại hội đạt dưới ngưỡng 50%, IDJ Việt Nam tổ chức bất thành ĐHĐCĐ thường niên.

Doanh nghiệp thứ hai trong hệ sinh thái APEC Group tổ chức ĐHĐCĐ bất thành
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của IDJ vào chiều ngày 17/05/2024 đã bất thành

Theo dự kiến, IDJ Việt Nam sẽ triệu tập ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 2 vào ngày 28/05 sắp tới. Trong đại hội lần này, IDJ trình cổ đông thông qua hoạt động kinh doanh năm 2023 với doanh thu đạt hơn 862 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2022 và lợi nhuận trước thuế gần 142 tỷ đồng, giảm hơn 20%. Về cơ cấu thu nhập, chiếm tỷ trọng lớn nhất đến từ việc ghi nhận bàn giao sản phẩm thuộc dự án Apec Diamond Park Lạng Sơn, dự án Apec Mandala Wyndham Hải Dương, và Apec Mandala Wyndham Mũi Né. Năm 2023, IDJ sẽ không chia cổ tức.

Trong năm 2024, IDJ dự kiến doanh thu đạt 331 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 65 tỷ đồng, lần lượt giảm 60% và 54% so với kết quả năm 2023. Chiến lược kinh doanh trong năm 2024 vẫn tập trung vào bất động sản và du lịch khách sạn, trong đó tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu khách sạn Mandala Hotel & Spa, hệ thống quản lý khách sạn Swiss Hopitality.

Cũng tại đại hội, IDJ trình cổ đông bầu thành viên HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2024-2029. Nhân sự được đề cử vào HĐQT gồm có ông Nguyễn Mạnh Cường - Thạc sĩ xây dựng, ông Nguyễn Đức Quân - Cử nhân kinh tế, ông Ngô Thành Trung - Kỹ sư xây dựng, bà Nguyễn Thị Ngọc Hà - Cử nhân kế toán kiểm toán.

Cùng chiều diễn biến tại IDJ, chiều ngày 15/05, một pháp nhân khác trong hệ sinh thái APEC GroupCông ty CP Chứng khoán APEC (HNX: APS) cũng không thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên do tỷ lệ cổ phần có quyền dự họp ít hơn quy định, đạt tỷ lệ 36,4%. Doanh nghiệp này dự kiến tổ chức lại ĐHĐCĐ thường niên vào ngày 6/6 sắp tới.

IDJ “ăn nên làm ra” trong hệ sinh thái APEC Group

Trong khi nhiều hệ sinh thái khác như FLC, Louis Holdings hay LDG,.,. hoặc ngay trong APEC là API và APS liên tục báo lỗ khi ban lãnh đạo rơi vào vòng lao lý thì IDJ vẽ cho mình một lối riêng, liên tục báo lãi quý thứ 16 liên tiếp.

Kết thúc quý 1/2024, IDJ mang về 67,7 tỷ đồng doanh thu, giảm 73% so với năm 2023 và lợi nhuận sau thuế gần hơn 15 tỷ đồng, giảm khoảng một nửa. Đáng nói, mặc dù đây là quý thứ 16 doanh nghiệp này báo lãi nhưng mức lợi nhuận này đang rất mỏng so với một công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Song, thời điểm báo lãi khủng nhất của IDJ là quý IV/2021 cũng chỉ ghi nhận 63,8 tỷ đồng (tính theo 16 quý gần nhất) rồi lao đao đổ dốc về con số 15 tỷ đồng trong quý I năm nay.

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là doanh nghiệp này nằm trong hệ sinh thái APEC Group của ông Nguyễn Đỗ Lăng, người bị khởi tố và bắt tạm giam vào cuối tháng 6/2023 trong vụ án hình sự liên quan đến thao túng thị trường chứng khoán với ba mã cổ phiếu IDJ, API và APS.

Sau khi ông Lăng bị bắt, CTCP Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (HNX: API) bất ngờ báo lỗ liên tiếp trong các quý: quý II/2023 lỗ 14,2 tỷ đồng, quý III/2023 lỗ 17,5 tỷ đồng và quý IV/2023 lỗ 19,4 tỷ đồng, mặc dù trước đó doanh nghiệp này liên tục báo lãi.

Cùng chiều kém sắc, CTCP Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương (HNX: APS) cũng báo lỗ với các mức lỗ lần lượt là 166,6 tỷ đồng, 31,8 tỷ đồng và 3,6 tỷ đồng trong các quý II, III và IV/2023. Những kết quả kinh doanh này cho thấy tác động tiêu cực của vụ án đến các doanh nghiệp trong hệ sinh thái APEC Group.

Vậy điều gì khiến IDJ khác so với “anh em”?

Nhìn vào cơ cấu tổng tài sản của IDJ, con số sau quý I/2024 là 4.683,9 tỷ đồng, trong đó hàng tồn kho chiếm 1.727,7 tỷ đồng (36,9%), chủ yếu liên quan đến dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né với 1.268,3 tỷ đồng. Ngoài ra, IDJ cũng đang triển khai các dự án khác như Apec Diamond Park Lạng Sơn, Mandala Grand Phú Yên và Apec Mandala Hotel & Suites Hải Dương.

Doanh nghiệp thứ hai trong hệ sinh thái APEC Group tổ chức ĐHĐCĐ bất thành
Lượng tiền khách cọc trước cho các dự án

Điều đáng chú ý là, ngay cả khi ông Nguyễn Đỗ Lăng không còn lãnh đạo, IDJ vẫn hoạt động hiệu quả nhờ vào việc giữ một lượng lớn tiền đặt cọc từ khách hàng cho các dự án. Tổng tài sản của IDJ được hình thành từ 2.060,7 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, trong đó có 288,4 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối, và 2.540,9 tỷ đồng nợ phải trả. Đáng lưu ý, phần lớn nợ phải trả này đến từ khoản tiền đặt cọc trước của khách hàng trị giá 1.905,9 tỷ đồng.

Nợ vay của IDJ chỉ là 108,8 tỷ đồng và nếu trừ đi số tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, nợ vay ròng của IDJ thực tế bằng 0. Điều này cho thấy cơ cấu nguồn vốn của IDJ an toàn, khác biệt với nhiều doanh nghiệp bất động sản khác vốn phụ thuộc nhiều vào nợ vay và chịu áp lực lớn khi nguồn vốn gặp khó khăn.

Cổ phiếu “nhà” APEC bùng sắc tím khi ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất

Ngày 13/5, các nhà đầu tư được một phen choáng ngợp khi nhóm cổ phiếu APEC bao gồm: APS, API và IDJ đồng loạt tăng kịch trần ngay trong những phút giao dịch đầu tiên và đóng cửa trong sắc tím, bất chấp việc bộ ba này vẫn đang bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) duy trì diện cảnh báo và kiểm soát. Sự hưng phấn tiếp tục được duy trì sang phiên giao dịch hôm nay. Khi thị trường vừa mở cửa, nhóm cổ phiếu này lập tức ‘tím trần’ và liên tục giao dịch với thanh khoản đột biến.

Doanh nghiệp thứ hai trong hệ sinh thái APEC Group tổ chức ĐHĐCĐ bất thành
Nhóm cổ phiếu Apec đã có thời điểm tăng kịch trần

Đáng nói, diễn biến này xảy ra ngay sau khi ông Nguyễn Đỗ Lăng - nguyên Chủ tịch Apec Group, cựu Thành viên HĐQT Công ty CP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương (HNX: API) có màn tái xuất bất ngờ tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 hôm 10/5 của doanh nghiệp này. Không thể phủ nhận, dù không còn những danh xưng trước kia song tầm ảnh hưởng của ông Lăng tại hệ sinh thái Apec vẫn rất lớn.

Cũng cần nói thêm, đây là lần đầu tiên vị doanh nhân này xuất hiện trước cổ đông sau gần 1 năm nhận quyết định khởi tố, bắt tạm giam về tội thao túng thị trường chứng khoán từ Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội.

Chứng khoán phiên chiều 13/5: Tiền vào cổ phiếu penny, "bộ 3 Apec" gây chú ý

Thị trường chứng khoán Việt phiên giao dịch đầu tuần mới chứng kiến dòng tiền 'chạy' sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, VN-Index đứng ...

Hai nhân sự nhóm thượng tầng của Viconship (VSC) bất ngờ rút lại đơn từ nhiệm

Trước đó, Viconship (VSC) bất ngờ trình cổ đông miễn nhiệm Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với 3 nhân sự gồm ...

Doanh nghiệp bí ẩn tại Phú Yên huy động 1.500 tỷ đồng trái phiếu, nợ gấp 4 lần vốn chủ sở hữu

Tỷ suất ROE rơi về con số 0, doanh nghiệp còn 1.500 tỷ đồng trái phiếu chưa đáo hạn, năm vừa qua doanh nghiệp này ...

Tuấn Khải