Sức khỏe:

Những nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn mà ít người biết đến

Cập nhật: 11:42 | 29/08/2020 Theo dõi KTCK trên

Một món ăn đạt tiêu chuẩn không chỉ đáp ứng được hương vị thơm ngon, trang trí bắt mắt mà còn phải đảm bảo được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Dưới đây là 10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn mà ít người biết đến.

Những dấu hiệu thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Những loại thực phẩm giàu Omega 3 cho bé

Lợi ích không ngờ tới của ngũ cốc nguyên hạt ăn liền

Nguyên tắc 1: Lựa chọn thực phẩm an toàn

Nguyên tắc đầu tiên là lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn. Bạn cần nắm vững các bí quyết chọn thịt, cá, trứng, rau củ quả sao cho tươi ngon và không bị bơm hoặc tẩm ướp hóa chất.

Nguyên tắc 2: Giữ tay sạch sẽ khi chế biến thực phẩm

Bạn nên rửa sạch tay trước khi chế biến thực phẩm và sau những việc làm gián đoạn quá trình chế biến. Sau khi chế biến thịt, cá, rau củ quả tươi bạn cũng phải rửa thật kỹ trước khi chế biến thực phẩm khác. Nếu như tay có vết thương, bạn nên băng kín lại không để vết thương tiếp xúc với thực phẩm.

5245-suckhoe298b
Ảnh minh họa

Nguyên tắc 3: Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ

Thực phẩm rất dễ bị lây nhiễm, nên bất kỳ bề mặt nào khi tiếp xúc đều phải được làm sạch sẽ. Do đó, dao, thớt, khăn lau, dụng cụ nấu nướng đều phải được chùi rửa, thay thế hoặc luộc lại trước khi tái sử dụng.

Nguyên tắc 4: Nấu kỹ thức ăn

Có nhiều loại thực phẩm khi dùng sống sẽ rất ngon chẳng hạn như các món sushi Nhật Bản. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng dùng như thế được. Các loại thịt gia súc, gia cầm, sữa chưa qua tiệt trùng hay chế biến sẽ dễ bị vi khẩn gây bệnh. Do đó, việc nấu kỹ thức ăn cần được chú ý hơn.

Nguyên tắc 5: Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín

Thực phẩm khi được nấu chín và để nguội ở nhiệt độ thường sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ càng tăng. Vì thế, tốt nhất là bạn nên dùng ngay sau khi nấu chín.

5241-suckhoe298
Ảnh minh họa

Nguyên tắc 6: Bảo quản thực phẩm đã nấu chín

Nếu bạn muốn giữ lại thức ăn thừa hoặc chế biến trước thực phẩm từ 4 – 5 tiếng, bạn cần bảo quản chúng ở nhiệt độ nóng trên 600 độ C hoặc bảo quản lạnh dưới 50 độ C. Thế nhưng, đối với thực phẩm cho trẻ em bạn không nên bảo quản. Một điều cần lưu ý rằng, khi bạn cho quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh sẽ dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Vì tủ lạnh sẽ không đủ nhiệt độ để làm lạnh tất cả chúng và khi đó thực phẩm vẫn còn ấm sẽ khiến vi khuẩn phát triển mạnh đủ để gây bệnh.

Nguyên tắc 7: Nấu lại thực phẩm trước khi ăn

Mặc dù bảo quản thực phẩm có thể giảm bớt sự phát triển của vi khuẩn nhưng không thể diệt hết sinh vật. Vì thế, để tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản bạn cần nấu lại thực phẩm với nhiệt độ ít nhất là 700 độ C.

5243-suckhoe298a
Ảnh minh họa

Nguyên tắc 8: Không để lẫn thực phẩm sống và chín

Thực phẩm nấu chín nếu tiếp xúc với thực phẩm sống có thể bị ô nhiễm. Chẳng hạn như khi bạn dùng chung dao thớt cắt thịt sống rồi dùng lại để thái thịt đã nấu chín, bạn sẽ làm tái sinh sản sinh vật gây bệnh và dễ bị lây nhiễm chéo.

Nguyên tắc 9: Sử dụng nguồn nước sạch

Nước sạch là yếu tố quan trọng cần lưu ý khi bạn chế biến thực phẩm. Nếu dùng nguồn nước bẩn sẽ dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt, các món ăn cho trẻ em rất cần quan tâm đến vấn đề nguồn nước.

Nguyên tắc 10: Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài động vật, côn trùng, loài gặm nhấm

Động vật là loại chứa rất nhiều sinh vật gây bệnh và dễ lây nhiễm khi tiếp xúc với thực phẩm. Do đó, bạn cần đậy kín nguyên liệu, không để chúng chạm vào trước khi chế biến.

Thu Uyên (Tổng hợp)