Những người khởi nghiệp lần đầu luôn mắc sai lầm nào? (P4)

Cập nhật: 12:00 | 14/11/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Khởi nghiệp rất thú vị nhưng cũng đầy khó khăn, thách thức. Những người mới bắt đầu sẽ rất dễ mắc phải một số sai lầm.  

nhung nguoi khoi nghiep lan dau luon mac sai lam nao p4 Những người khởi nghiệp lần đầu luôn mắc sai lầm nào? (P3)
nhung nguoi khoi nghiep lan dau luon mac sai lam nao p4 Những người khởi nghiệp lần đầu luôn mắc sai lầm nào? (P2)
nhung nguoi khoi nghiep lan dau luon mac sai lam nao p4 Những người khởi nghiệp lần đầu luôn mắc sai lầm nào? (P1)

Dưới đây là sai lầm mà những người khởi nghiệp lần đầu hay mắc phải.

1. Giới thiệu trên báo chí quá sớm

Nếu bạn có ý định giới thiệu về công ty của mình trên báo chí, hãy đặt câu hỏi “Tại sao?”. “Tại sao bạn cần đến báo chí ?”; “Công ty của bạn đã sẵn sàng chưa ?”; “Một bài báo sẽ giúp bạn đạt được điều gì ?”.

Trong trường hợp bạn nhờ đến truyền thông chỉ vì muốn làm nổi bật bản thân mình trong mắt bạn bè và nhân viên, hãy dừng ngay điều đó. Bởi vì ở giai đoạn đầu khởi nghiệp, mọi thứ đều chưa ổn định và khả năng thất bại là rất lớn.

nhung nguoi khoi nghiep lan dau luon mac sai lam nao p4
Những sai lầm mà người khởi nghiệp lần đầu hay mắc phải

Tất nhiên, giới thiệu kế hoạch khởi nghiệp của bạn đôi khi lại rất có lợi. Nó có thể thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư.

2. Theo đuổi kế hoạch không thực tế

Từ bỏ công việc hiện tại vì bạn có một ý tưởng kinh doanh và chắc chắn nó sẽ thành công. Điều đó nên hay không?

Trước tiên, bạn không bao giờ nên bỏ công việc hiện tại cho đến khi bạn có khả năng thử nghiệm ý tưởng của mình và nhận thấy có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện. Tất nhiên, sau đó thật khó dự đoán tương lai kế hoạch của bạn.

Bạn có thể không dự đoán chính xác cách thức mọi người sẽ sử dụng sản phẩm của bạn, hoặc khách hàng có thể ghét một tính năng mới mà bạn yêu thích.

Đừng bắt đầu một ý tưởng kinh doanh vì bạn nghĩ nó thật tuyệt. Hãy xem xét tính thực tế của nó.

3. Quá phụ thuộc vào một hoặc hai khách hàng

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay doanh nghiệp tư nhân mới thành lập nên xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhiều bạn hàng và đối tác để giảm thiểu sự lệ thuộc vào một số ít những bạn hàng lớn.

Chỉ cần vui vẻ đón tiếp, hỏi han qua facebook là có thể giúp một khách hàng trở thành fan của thương hiệu sản phẩm rồi đấy.

4. Nguyên tắc phân quyền 50-50

Quyền lực được phân chia đều cũng sẽ dẫn đến sự bế tắc trong công việc điều hành.

5. Quá chú trọng đến việc nghiên cứu sáng tạo ra sản phẩm mới

Nếu doanh nghiệp quá chú tâm đến việc nghiên cứu thì họ đã thất bại mất một nửa. Việc tạo ra sản phẩm mới là rất quan trọng, tuy nhiên việc quảng cáo và bán hàng mới là công việc phức tạp và cần thiết hơn nhiều. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì phải biết đầu tư cho công việc xúc tiến bán hàng.

6. Không theo sát tình hình thực tế của nền kinh tế

Nhiều nhà doanh nghiệp khi gặp thất bại thường đổ lỗi cho việc không có đủ vốn. Tuy nhiên, sự lạc quan quá mức mới là nguyên nhân chính.

Đừng bao giờ dự đoán mức lợi nhuận ròng 30% trong khi xét trên tình hình thực tế của nền kinh tế, mức lợi nhuận 10% đã được coi là thành công.

7. Tạo cơ hội cho kẻ trục lợi

Nếu không cẩn thận thì đối tác liên doanh của bạn, người cùng đầu tư vào công ty sẽ là những kẻ trục lợi, chỉ thường xuyên gây khó khăn cho công ty chứ không chú tâm làm việc cho công ty.

Vì thế, trước khi lựa chọn đối tác làm ăn, hãy tham khảo ý kiến của luật sư, các chuyên gia tư vấn tài chính và các ngân hàng. Bạn cũng có thể xin lời khuyên từ các giám đốc hàng đầu của các công ty nổi tiếng khác.

8. Trang bị đồ đạc xịn ngay từ khi mới thành lập công ty

Nếu ngay từ khi mới bắt tay vào kinh doanh, công ty của bạn đã được đặt ở những trụ sở có mức giá thuê đắt đỏ, được trang bị đồ đạc chất lượng cao, trả lương cho nhân viên hậu hĩnh và có chi phí hành chính cao ngất ngưởng thì khả năng thất bại của công ty đã khá rõ ràng.

9. Đa dạng hoá kinh doanh trong những lĩnh vực chưa thật sự nắm rõ

Có rất nhiều lý do khiến các doanh nghiệp làm như vậy: sự thất bại khi mới đầu tư vào một lĩnh vực, sự ảo tưởng về cơ hội kiếm tiền dẽ dàng hơn, v.v…. Nếu bạn chưa biết thông tin gì về thị trường và môi trường cạnh tranh ở đó thì bạn sẽ gặp rắc rối lớn nếu cứ tiếp tục đầu tư.

10. Đặt cược toàn bộ cơ nghiệp

Các nhà doanh nghiệp thường không bao giờ ngại khó khăn và sẵn sàng chấp nhận những rủi ro vừa phải mà họ có thể dễ dàng kiểm soát, kể cả những rủi ro trong những vụ mua lại, xáp nhập, phát triển sản phẩm mới….

Nhưng chủ các doanh nghiệp nhỏ lại không bao giờ dám đặt cược cả cơ nghiệp của mình cho dù trong những hoàn cảnh họ chắc chắn thắng. Đó chính là một nhược điểm.

11. Bỏ qua những chứng cứ hiển nhiên

Chủ doanh nghiệp nhỏ thường rất trung thành với những kinh nghiệm và những cách làm theo kiểu lối mòn bất chấp những thông tin thu được có thể trái ngược với những kinh nghiệm, lối mòn ấy.

Bằng cách này, một công ty đang trên đà phát đạt cũng có thể nhanh chóng sụp đổ.

12. Chi phí xoắn ốc

Khi quyết định mở rộng công việc kinh doanh hay đơn giản chỉ là thay đổi trụ sở công ty hoặc thuê thêm nhân viên, hãy xem xét và lên kế hoạch kỹ càng, bởi vì khi đó chi phí sẽ tăng lên và điểm hòa vốn của bạn cũng sẽ đi lên, đồng nghĩa với việc phải bán được nhiều sản phẩm hơn để có thể hoà vốn.

13. Không có kế hoạch tấn công thị trường

Bạn không hẳn phải làm một bản kế hoạch bài bản – Nhưng thật sai lầm khi làm kinh doanh online nếu như bạn không có lấy một bản kế hoạch. “Người ta xem việc lập kế hoạch kinh doanh như một bài tập về nhà mà họ chẳng có hứng thú để làm nhưng việc lên kế hoạch thực sự đã giúp được tôi – bất kể thành công của tôi là gì đi nữa”, Tim Berry, chủ tịch của Palo Alto Software, nơi sản xuất phần mềm kế hoạch kinh doanh và ông cũng là tác giả của cuốn The Plan-As-You-Go Business Plan.

Trong khi những kế hoạch kinh doanh rườm rà ngày đang dần trở nên lỗi thời, Sujan Patel, phó chủ tịch Marketing của Công ty phần mềm When I Work và đồng thời cũng là người sáng lập của một vài Startup [Saas], đã nói rằng: “Bạn không cần một bản kế hoạch chi tiết đến 20 trang để tạo nên một kế hoạch thành công cho việc kinh doanh online. Bạn chỉ cần biết khách hàng của mình là ai, bạn bán cái gì và điều gì khiến cho họ sẵn sàng chi hầu bao để mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn”.

Bên cạnh đó, hãy xác định rõ bạn đang có trong tay bao nhiêu và con số đó sẽ tồn tại được bao lâu trong quá trình kinh doanh.

14. Sai lầm khi phớt lờ vấn đề tiền nong

Hãy lạc quan lên – nhưng không phải đối với tiền nong. “Rất dễ để công ty của bạn sử dụng hết sạch đồng vốn trước khi nó có thể tạo ra bất cứ thứ gì, đó là một sai lầm lớn cần tránh trong kinh doanh online”, Tobak cảnh báo. “Phải biết bạn đang có bao nhiêu để tiến hành kinh doanh ,xác định rõ tỉ lệ chi tiêu (hàng tuần/ tháng/ quý), và chắc chắn rằng bạn đã lên kế hoạch để kiếm lại được thật nhiều trước khi đồng vốn cuối cùng ra đi”.

Nhiều chủ doanh nghiệp thường ra sức gầy dựng vốn khi đã quá trễ. Thay vào đó, nhà sáng lập ngay từ đầu nên soạn ra một kế hoạch tài chính, chi tiết hóa những cột mốc cũng như số vốn cần để có thể chạm đến những cột mốc đó.

15. Nói dối

Vì khởi nghiệp là công ty cá nhân, việc cung cấp thông tin sai sự thật cho nhà báo và các nhà đầu tư là điều dễ dàng xảy ra. Nếu bạn cần huy động vốn hoặc giữ cho công việc kinh doanh của mình tiếp tục hoạt động, bạn có thể nói dói về sự phát triển của công ty hoặc số tiền bạn kiếm được từ công việc này.

Tuy nhiên, khi kế hoạch khởi nghiệp của bạn thất bại, sự thật sẽ được “phơi bày”.

16. Không kiên nhẫn

Các hình thức khởi nghiệp khác nhau sẽ có tốc độ phát triển khác nhau. Đặt ra mục tiêu tăng trưởng dựa trên những công ty kinh doanh tương tự và quản lý kỳ vọng của bạn hợp lý.

Nếu bạn đang điều hành một công ty truyền thông, bạn có thể phải đợi cho tới khi đủ lớn mạnh để tuyển dụng một nhóm bán hàng trực tiếp trước khi bạn kiếm được tiền. Điều đó có thể mất nhiều năm.

Nhân Mã