Cẩm nang:

Những điều cần biết để tuổi 50 của bạn không phải sống “hối tiếc” và nói từ “giá như…”

Cập nhật: 09:12 | 30/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Cuộc sống tuổi 50 của bạn sẽ hạnh phúc hơn và sẽ không phải nói từ “giá như…” nếu bạn biết những điều dưới đây:  

nhung dieu can biet de tuoi 50 cua ban khong phai song hoi tiec va noi tu gia nhu Cẩm nang bảo hiểm: Bảo hiểm du lịch quốc tế và những điều cần biết
nhung dieu can biet de tuoi 50 cua ban khong phai song hoi tiec va noi tu gia nhu Cẩm nang bảo hiểm: Điều cần biết khi tham gia “bảo hiểm du lịch” trong nước và nên mua hãng nào?
nhung dieu can biet de tuoi 50 cua ban khong phai song hoi tiec va noi tu gia nhu Những điều cần biết khi tới nước khác để tránh shock văn hóa

Đừng đợi đến lúc nghỉ hưu mới làm điều mình muốn

Chúng ta vẫn thường nghe câu chuyện về những người làm việc quần quật cả đời để rồi đột tử chỉ sau một tuần nghỉ hưu. Ở tuổi 40, có rất nhiều người nghĩ rằng những năm tháng tuyệt vời nhất trong cuộc đời đã nằm lại quá khứ. Tôi chính là một người như thế. Tuy nhiên, đó chỉ là một lời nói dối mà ta tự đem lừa bản thân.

nhung dieu can biet de tuoi 50 cua ban khong phai song hoi tiec va noi tu gia nhu

Bỏ ngoài tai ý kiến của những kẻ ngu ngốc

Một trong những điều quan trọng nhất mà tôi nhận ra ở tuổi 40 là: Có rất ít người trong đời thực sự yêu quý và quan tâm đến bạn. Đây là những người hoàn toàn không thể thay thế được.

Mặt khác, những kẻ hay nói xấu, ghen ghét với bạn là đối tượng bạn nên tránh xa, dù là trong công việc hay cuộc sống cá nhân. Trưởng thành nghĩa là bạn phải đối mặt với thực tế mình đã không còn nhiều năng lượng như xưa. Vì thế, bạn không cần phải phí thời gian cho những kẻ đem đến năng lượng tiêu cực này.

Con cái rời khỏi nhà sẽ khiến bạn buồn, nhưng đó cũng là một điều tốt

Nhìn con cái đi học, đi làm xa nhà có thể khiến bạn buồn, nhưng đây cũng là cơ hội để bạn tự do dành thời gian cho bản thân.

Hãy dẹp bỏ vai trò làm cha làm mẹ sang một bên và tìm lại chính mình. Bạn không còn phải bận rộn với chuyện con cái, trường học, gia đình nữa. Giờ đây, bạn có thể dành thời gian theo đuổi sở thích của bản thân, hâm nóng lại tình cảm vợ chồng, và chuẩn bị chào đón hạnh phúc trong tương lai.

Nhà càng nhỏ, càng đơn giản càng tốt

Một trong những thay đổi lớn tôi tiến hành ở tuổi 40 là chuyển từ căn biệt thự có bể bơi sang một ngôi nhà nhỏ ven hồ. Căn nhà này cũng có không gian rộng rãi, nhưng dễ lau chùi và dọn dẹp hơn. Ngoài ra, cái hồ cũng không cần phải chăm sóc gì cả.

Sự đơn giản khiến tôi rất hài lòng và thoải mái, đến nỗi tôi ước rằng mình đã giữ ngôi nhà nhỏ mua năm 20 tuổi, thay vì đổi sang căn biệt thự ngoai ô lớn ở tuổi 30.

Bạn vẫn chưa già

Ở tuổi 40, tôi vẫn còn rất khỏe mạnh và năng nổ. Thế nhưng, tôi cảm thấy cột mốc ấy như đang nhắc nhở mình về một tuổi trẻ đã trôi vào dĩ vãng. Phải mất đến 1 thập kỷ sau, tôi mới ngộ ra một chân lý: Chẳng ai tránh được tuổi già, nhưng chính cách bạn hành động và cảm nhận mới phản ánh chân thực nhất độ tuổi của bạn.

Bạn có thể trông già hơn cái tuổi 40 của mình. Tuy nhiên, chỉ cần năng động và ăn uống lành mạnh, bạn có thể làm mọi điều mà bạn sẽ làm ở tuổi 30.

Bạn không phải từ bỏ thể thao

Tôi đã chơi thể thao gần như suốt cả cuộc đời mình. Ở tuổi 50, tôi vẫn đang chơi bóng mềm, bóng đá, và hockey. Dù đó chỉ là những môn thể thao chơi cho vui, nhưng mọi người vẫn luôn thắc mắc: “Khi nào anh không chơi nữa?” và “Không phải anh đã quá già cho mấy môn này sao?”. Lúc ấy, tôi chỉ mới 30 tuổi.

Những lời như vậy tôi vẫn luôn bỏ ngoài tai, nhưng có lẽ chỉ thế thôi thì chưa đủ. Đừng bao giờ ngừng vận động, kể cả khi bạn phải hạ thấp kỳ vọng và cường độ luyện tập xuống một chút.

Những người cùng tuổi với bạn sẽ chết

Tỷ lệ tử vong thường bắt đầu tăng sau tuổi 40. Cái chết luôn là một cú sốc lớn đối với mỗi người, nhưng rồi sẽ bạn sẽ sớm nhận được tin những đứa bạn từ thời tiểu học của mình ra đi vì bệnh tật tuổi già như đau tim hay tiểu đường.

Bạn không thể tiệc tùng như xưa

Người ta thường hay nói: “Khi bạn 20 tuổi, bạn lẻn vào các bữa tiệc. Khi bạn 40 tuổi, bạn lại cố gắng lẻn ra.”

Sau này, bạn sẽ thấy mình uống rượu kém đi, và những cơn say càng trở nên tồi tệ. Đó là bởi vì, từ 40 tuổi trở đi, gan của bạn sẽ xử lý rượu kém hiệu quả hơn, sức chịu đựng của bạn giảm đi, cơ thể nhanh mất nước hơn, theo The Wall Street Journal.

QUY TẮC VÀNG ĐỂ SỐNG CUỘC ĐỜI KHÔNG HỐI TIẾC

Tôi muốn gửi đến bạn lời khuyên cuối cùng từ các chuyên gia thông thái. Thành thật mà nói, đó là lời khuyên mà tôi phải mất một thời gian mới hiểu được. Có những câu nói sâu sắc đến nỗi người già đôi khi không biết diễn tả chính xác thành lời tại sao nó lại quan trọng đến vậy.

Câu nói này là gì? Vì sao nó được nhắc đến nhiều hơn bất kì lời khuyên nào khác. Quy Tắc Vàng. Khi diễn tả những giá trị cốt lõi của họ, một vài người lớn tuổi chỉ nói 3 từ sau đây:

  • Người phỏng vấn: Những giá trị hoặc nguyên tắc cốt lõi trong cuộc sống của ông/bà là gì?
  • Chuyên gia: Quy Tắc Vàng.

Thường thì họ diễn giải theo một cách khác, kiểu như “Hãy làm cho người khác những gì bạn muốn họ làm cho mình,” hoặc “Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn họ đối xử với mình”.

Một vài câu trả lời thậm chí không theo cách nói thông thường, như “Hãy làm cho người khác theo cách mìn ước họ làm cho mình,” và phiên bản tiêu cực “Đừng làm cho người khác những gì bạn không muốn họ làm cho bạn.” Rất thường xuyên, họ dừng lại với vài từ ngắn gọn: “Hãy làm cho người khác…”

Phiên bản Quy Tắc Vàng mà phần lớn các chuyên gia học được bắt nguồn từ Kinh thánh như sau: “Tất cả những gì con muốn người khác làm cho con, thì con hãy làm như vậy đối với họ”. Đạo Hindu: “Khi biết bản thân chịu nỗi đau thế nào, thì một người sẽ không bao giờ làm với người khác những gì anh ta không muốn họ làm với mình.” Đạo Do thái: “Ta ghét điều gì thì đừng làm vậy với những người quanh ta.” Và đạo Hồi: “Sẽ không phải là đức tin thật sự cho tới khi anh ta cầu mong cho anh trai mình những điều anh ta cầu mong cho bản thân”.

Đối với nhiều chuyên gia, họ học được tầm quan trọng của sợi dây gắn kết với người khác thông qua những thử thách, bi kịch và cả những trải nghiệm thúc đẩy tinh thần. Họ thường nói một cách đơn giản:

“Hãy tử tế với người khác”

hoặc

“Hãy đối xử với người khác bằng thái độ tôn trọng.”

Nguyễn Sinh