Ngân hàng VDB bổ nhiệm Chủ tịch mới

Cập nhật: 20:23 | 19/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Ông Lương Hải Sinh - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam vừa được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).

ngan hang vdb bo nhiem chu tich moi

Sửa đổi phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 24/2013/TT-NHNN

ngan hang vdb bo nhiem chu tich moi

VDB sẽ được quyết định mức trích lập dự phòng đối với các khoản nợ

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa quyết định điều động, bổ nhiệm ông Lương Hải Sinh - Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam (DATC) trực thuộc Bộ Tài chính giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).

Ông Lương Hải Sinh được bổ nhiệm làm Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc DATC vào tháng 6/2016. Trước đó, ông Lương Hải Sinh từng giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); thành viên Hội đồng Quản trị - Tổng Giám đốc Công ty Tài chính cổ phần Điện lực. Như vậy, sau gần 2 năm khuyết, vị trí Chủ tịch VDB mới có người tiếp quản.

Ông Lương Hải Sinh sinh ngày 1/1/1975 tại Thái Nguyên, có trình độ thạc sĩ kinh tế quốc tế - Đại học Ngoại thương Hà Nội, thạc sĩ quốc tế - Đại học Sunderland (Anh).

ngan hang vdb bo nhiem chu tich moi
Ảnh minh họa

Mới đây, Kiểm toán Nhà nước đã có kết luận kiểm toán VDB. Theo kết luận này, hoạt động tín dụng thời gian qua của VDB gặp rất nhiều khó khăn, kết quả chênh lệch thu chi năm 2018 của VDB âm hơn 866 tỷ đồng.

Đáng chú ý, lỗ lũy kế của ngân hàng này đến 31/12/2018 là trên 4.800 tỷ đồng; nợ xấu tại 31/12/2018 là trên 46.100 tỷ đồng, chiếm 17,2% tổng dư nợ.

Trong khi đó việc trích lập dự phòng rủi ro chỉ là 5.790 tỷ đồng, bằng 12,5% tổng nợ xấu... Kiểm toán Nhà nước đánh giá điều này khiến "tiềm ẩn rủi ro lớn trong tổ chức hoạt động".

Đặc biệt, hiện nay số liệu bù chênh lệch lãi suất mà ngân sách nhà nước phải cấp bù cho VDB tại thời điểm 31/12/2018 rất lớn, lên tới 13.496 tỷ đồng.

Theo một số báo cáo từng công bố trước đó, trong số 12 dự án ngàn tỷ đắp chiếu, kém hiệu quả ngành Công Thương, Ngân hàng VDB là một trong những ngân hàng cho vay nhiều nhất. Tổng số vốn vay của 12 dự án này tại các ngân hàng trong nước hơn 41.800 tỷ đồng, thì vay VDB là 16.800 tỷ đồng.

VDB đề xuất phương án xử lí gần 10.000 tỉ đồng nợ xấu của 6 dự án thuộc ngành công thương.

Báo cáo của Bộ Tài Chính, chuẩn bị cho phiên họp thứ 8 Ban chỉ đạo xử lí các tồn tại, yếu kém của một số dự án thuộc ngành công thương, đã tổng hợp, đề xuất các biện pháp xử lí rủi ro đối với các dự án thuộc đề án cơ cấu lại gắn với xử lí nợ xấu tại Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB).

Theo đề xuất của VDB, các khoản nợ xấu của các dự án nêu trên sẽ được xử lí theo ba phương án gồm thực hiện cơ cấu nợ, khoanh nợ và xử lí tài sản bảo đảm.

Cụ thể, nhóm thực hiện cơ cấu nợ bao gồm dự án cải tạo mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc (dư nợ đến 31/12/2018 là 3.946 tỉ đồng) và dự án đầu tư xây dựng Nhà máy số 2 (dư nợ đến 31/12/2018 là 1.729,4 tỉ đồng).

VDB đánh giá các dự án này có hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, không đạt công suất thiết ké, chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính. Việc kéo dài thời hạn vay vốn tối đa 20 năm và thị trường phân bón ổn định có thể đảm bảo khả năng trả nợ của các dự án.

Có hai dự án được đưa vào giải pháp khoanh nợ là dự án Nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám công suất 1.760 tấn urê/ngày của CTCP Đạm Ninh Bình và dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II của CTCP Gang thép Thái Nguyên.

Tính đến 31/12/2018, dư nợ gốc của hai dự án lần lượt là 2.640,9 tỉ đồng và 1.136,5 tỉ đồng.

Dự án phân đạm được nhận định là hoạt động cầm chừng, không cân đối được nguồn trả nợ theo hợp đồng tín dụng kể cả khi cơ cấu nợ, cần thời gian ổn định phục hồi sản xuất.

Còn dự án của Gang Thép Thái Nguyên thì còn chưa hoàn thành và đi vào sử dụng nên không có nguồn để trả nợ, chủ đầu tư khó khăn trong việc bố trí nguồn để trả nợ đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nhóm dự án dự kiến thực hiện xử lí tài sản bảo đảm gồm hai dự án của Công ty TNHH MTV CNTT Dung Quất. Dư nợ gốc đến thời điểm 31/12/2018 là hơn 524 tỉ đồng. Theo đánh giá của VDB, các dự án này không có khả năng trả nợ, việc áp dụng giải pháp này là phù hợp với đặc thù dự án.

Tổng số dư nợ của các dự án kể trên vào cuối năm 2018 là 9.977 tỉ đồng.

Tuyết Mai