Làm sao chọn nghề nghiệp phù hợp với tính cách?

Cập nhật: 10:51 | 22/11/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Có rất nhiều ngành nghề phù hợp với mỗi tính cách tương ứng. Cách chọn nghề nghiệp phù hợp với tính cách giúp bạn vững tin và có được nghề nghiệp bền vững, trong khi hành nghề luôn vui vẻ và tâm huyết. Mang lại năng lực cao cũng như sự chuyên nghiệp cá nhân mình...  

lam sao chon nghe nghiep phu hop voi tinh cach Những “tật xấu” làm ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn (P2)
lam sao chon nghe nghiep phu hop voi tinh cach Những “tật xấu” làm ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn (P1)
lam sao chon nghe nghiep phu hop voi tinh cach Làm sao để có kỹ năng ra quyết định hiệu quả và chính xác?

Trong lĩnh vực nghề nghiệp, một công việc được gọi là phù hợp khi đáp ứng được các yếu tố sau: Sự đam mê, yêu thích; Thế mạnh; Cơ hội việc làm cao (Nhu cầu của xã hội cao); Ổn định; Lương cao; Môi trường làm việc tốt; Được cộng đồng đánh giá cao; Giá trị nghề nghiệp.

lam sao chon nghe nghiep phu hop voi tinh cach
Làm sao chọn nghề nghiệp phù hợp với tính cách? (ảnh minh họa)

Hiểu rõ bản thân

Trước hết, nếu công việc có thể đáp ứng cho bạn về cơ hội việc làm, ổn định, lương trả xứng đáng với công sức bạn bỏ ra, môi trường làm việc tốt, được cộng đồng đánh giá và giá trị nghề nghiệp cao… sẽ khiến 8 tiếng làm việc của bạn trở nên nhẹ nhàng, thú vị và hứng khởi hơn rất nhiều. Đặc biệt, nếu đó lại là một công việc có nhu cầu việc làm rộng mở thì đó sẽ là một nghề lý tưởng và phù hợp với bạn.

Song, trước khi có được những yếu tố này, bạn cần chắc chắn xác định được: Sở thích, tính cách, thế mạnh. Do đó, trước khi trả lời câu hỏi mình nên học nghề nào thì bạn hãy đến với 3 bước chọn nghề phù hợp nhất dưới đây.

3 bước để chọn nghề phù hợp nhất

Tìm được sở thích và đam mê của bản thân

Đầu tiên, nếu muốn tìm được nghề lý tưởng, bạn hãy đặt yếu tố sở thích và đam mê lên hàng đầu. Bởi sở thích và niềm đam mê là sợi dây gắn kết giúp con người theo đuổi bất cứ ngành nghề nào tới cùng cho tới khi đạt được thành công nhất định.

Steve Jobs có một câu nói rất nổi tiếng: “Cách duy nhất để bạn đạt được đến thành công tột độ là yêu thích những gì bạn làm”. Và trên thực tế đã chứng minh, những người thành công nhất đa phần đều là những người làm những gì họ đam mê. Nhưng sẽ thật tệ nếu bạn chọn sai ngành. Điều đó ảnh hưởng không chỉ tới thái độ học tập mà còn ảnh hưởng tới hướng đi nghề nghiệp sau này của bạn.

lam sao chon nghe nghiep phu hop voi tinh cach

Bạn tìm thấy đam mê bằng cách: Làm các bài trắc nghiệm tính cách, nghề nghiệp; liệt kê những hoạt động, giao lưu hay các chương trình mà bản thân đã tham gia, xem mình thích điều gì và vì sao lại thích? Qua đó, bạn sẽ phần nào xác định được đam mê của bản thân.

Hiểu rõ tính cách của bản thân

Sở thích, đam mê được hình thành một phần bởi tính cách, hiểu rõ tính cách của bản thân như thế nào đóng vai trò quan trọng trong quá trình chọn nghề.

Không có tính cách nào là đúng và tính cách nào là sai. Chỉ là tính cách đó sẽ phù hợp với ngành nghề nào, lĩnh vực nào mà thôi. Như vậy, khi bạn hiểu rõ được tính cách của bản thân, sở thích và đam mê, bạn sẽ biết cách để xây dựng nên nền móng nghề nghiệp vững chắc ngay từ rất sớm.

Thế mạnh của bạn là gì?

Câu hỏi này thể hiện năng lực của bạn ở một ngành nghề nhất định. Năng lực ở đây không có nghĩa là trình độ học vấn, mà năng lực ở đây nghĩa là mỗi người đều có một sở trường riêng. Có người giỏi tính toán, số liệu, nhưng có người lại giỏi nghệ thuật. Có người khả năng giao tiếp tốt nên có tài ngoại giao, nhưng có người lại trầm tính nên giỏi ở các nghề không quá “ồn ào”.

Bạn tìm kiếm thế mạnh bằng cách: Bạn có thể làm các bài kiểm tra trắc nghiệm năng lực, tham khảo các loại ngành nghề khác nhau trên các trang tuyển dụng, liệt kê thật nhiều lĩnh vực mà bản thân cảm thấy bản thân phù hợp nhất theo mức độ: rất phù hợp, khá hợp, không hợp nhưng có thể làm được. Sau đó, bạn lại tiếp tục lọc cho tới khi còn khoảng 5 – 10 ngành nghề và cuối cùng là 1 công việc phù hợp và bản thân thích làm nhất.

Hiểu rõ hoàn cảnh

Xác định nghề nghiệp dựa trên những yếu tố về sở thích đam mê, nguyện vọng bản thân và nhu cầu xã hội. Có 1 số cách xác định giúp bạn định hướng đúng nghề nghiệp của bản thân, từ đó xét tính cách và hoạch định hướng đi đúng nhất. Các bài trắc nghiệm tính cách và nghề nghiệp chỉ nên lấy đó làm tham khảo, không nên lấy đó làm tiêu chí trong việc lựa chọn nghề nghiệp

1. Dựa vào sở thích, đam mê

Ngành nghề xã hội rất phong phú, đa dạng, khi bạn yêu thích, say mê một nghề nào đó thì sẽ có động lực để làm việc, tìm tòi, sáng tạo, phát triển và thành công. Vì vậy, chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích là một yếu tố rất quan trọng và hiểu được sở thích nghề nghiệp sẽ giúp các bạn chọn được ngành học phù hợp để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

lam sao chon nghe nghiep phu hop voi tinh cach

Bạn không nên chọn ngành theo bạn bè, vì nếu không thực sự yêu thích bạn sẽ mất thời gian thi lại, học lại do không phù hợp với bản thân.

2. Dựa vào năng lực bản thân

Năng lực là khả năng bạn có thể theo học và làm được nghề. Học sinh có thể đánh giá năng lực của bản thân qua kết quả học tập trong 3 năm THPT. Ngoài ra, cần phải lưu ý về ngành học cần kỹ năng gì và mình có đáp ứng được hay không.

Nếu khả năng, năng lực bản thân không đủ đáp ứng nhu cầu công việc, chắc chắn bạn không thể sống được bằng ngành nghề bạn đã học.

3. Dựa vào hoàn cảnh gia đình

Ngày nay, chi phí cho việc học đại học không hề nhỏ. Vì thế, việc chọn ngành, chọn trường sao cho phù hợp với khả năng tài chính là tiêu chí phải lưu ý trước tiên. Tự nhận biết khả năng và cân nhắc kỹ lưỡng để có sự đầu tư hiệu quả giúp các bạn thêm tự tin và kiên trì theo đuổi nghề nghiệp, biết lượng sức mình và quyết tâm thì cơ hội thành công cao nhất sẽ đến với các bạn.

4. Dựa vào nhu cầu xã hội

sau khi ra trường có thể dễ dàng tìm được một công việc phù hợp, cơ hội thăng tiến cao là mơ ước của rất nhiều người. Do đó, việc tìm hiểu nhu cầu của xã hội trước khi bắt tay vào học một ngành nào đó là việc cực kỳ quan trọng, điều đó quyết định tương lai của bạn về sau. Một công việc được cho là dễ xin chỉ khi xã hội đang cần, nhu cầu tuyển dụng cao hơn nguồn lao động hiện có trên thị trường. Tuy nhiên, điều đó cũng sẽ sớm bão hòa sau một thời gian không xa, vì có cầu ắt có cung, vì vậy một ngành được cho là “hot” hiện nay cũng không có gì đảm bảo là sẽ ổn định lâu dài.

Nguyễn Sinh