Khởi nghiệp với kinh doanh phụ kiện, liệu có nên?

Cập nhật: 07:00 | 31/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Có thể bắt đầu với số vốn lớn nhỏ tùy sức, lợi nhuận siêu hấp dẫn là yếu tố khiến nhiều người "xuống tiền" khởi nghiệp. Tuy nhiên, kinh doanh phụ kiện có dễ dàng và là "mỏ vàng" như nhiều người đánh giá?

khoi nghiep voi kinh doanh phu kien lieu co nen

Hà Nội luôn đặt mục tiêu khơi dậy và phát huy tinh thần khởi nghiệp

khoi nghiep voi kinh doanh phu kien lieu co nen

Thí sinh lớp 12 tại Vietnam Startup Wheel 2019 thu được 7.000 USD/năm từ nền tảng hỏi bài trên mạng

khoi nghiep voi kinh doanh phu kien lieu co nen

Các công ty khởi nghiệp nhỏ rất khó tiếp cận nguồn vốn

Mua điện thoại mà không dùng phụ kiện như thiếu quần áo khi ra đường. Chính vì vậy nhu cầu lựa chọn phụ kiện cũng thiết yếu và đa dạng không kém gì thời trang. Với sự thông dụng của các thiết bị thông minh, đặc thù siêu lợi nhuận và nguồn hàng đa dạng sẵn có dễ tìm. Số cửa hàng bán phụ kiện mọc lên như "nấm sau mưa" và cạnh tranh nhau khốc liệt.

Ý tưởng kinh doanh đầy tiềm năng?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cửa hàng bán lẻ điện thoại và thiết bị di động lớn mạnh có thể kể đến như Thế Giới Di Động, FPT Shop, Cellphone S, Bạch Long Mobile, Hnam Mobile,… Đồng thời còn rất nhiều cửa hàng, các nhà phân phối nhỏ lẻ chuyên kinh doanh các sản phẩm điện thoại, máy tính bảng mọc lên ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Mặc dù vậy, các cửa hàng lớn đó chỉ đa dạng về điện thoại, máy tính bảng nhưng không thực sự mạnh về mảng phụ kiện. Bởi vì không có sự đa dạng về kiểu dáng đồng thời giá thành thường cao hơn so với các cửa hàng bên ngoài.

Chính vì thế, đây vẫn là là cơ hội dành cho những ai có ý định kinh doanh, mở cửa hàng phụ kiện điện thoại hiện nay. Khách hàng có thể mua điện thoại hay máy tính bảng từ các nhà phân phối lớn nhưng thường tìm đến các cửa hàng bán phụ kiện nhỏ lẻ để chọn ốp lưng, bao da, dán màn hình vì có giá thành cạnh tranh, rẻ hơn, kiểu dáng đa dạng hơn. Đó là chưa kể đến xu hướng thị trường điện thoại, công nghệ thay đổi liên tục, phát triển liên tục của các dòng điện thoại hay máy tính bảng mới ra mắt hàng năm nên ý tưởng kinh doanh phụ kiện điện thoại còn rất nhiều tiềm năng để phát triển.

khoi nghiep voi kinh doanh phu kien lieu co nen
Ảnh minh họa

Nguồn hàng phụ kiện đa dạng và phong phú

Thêm một ưu điểm của việc kinh doanh, mở cửa hàng phụ kiện điện thoại hiện nay đó chính là nguồn hàng đa dạng, phong phú, với rất nhiều kiểu dáng và chủng loại khác nhau. Bạn có thể lấy hàng từ các đại lý, cửa hàng bán buôn phụ kiện điện thoại, các chợ lớn hoặc trung tâm thương mại, các chợ cửa khẩu hay đi đánh hàng trực tiếp ở Quảng Châu, Trung Quốc. Do đó việc lựa chọn một nguồn hàng đáp ứng được yêu cầu về kiểu dáng đẹp, giá cạnh tranh, chất lượng đảm bảo không quá khó khăn. Bạn có thể tham khảo nhiều mối hàng khác nhau để so sánh giá và chất lượng trước khi nhập hàng về kinh doanh.

Vốn mở cửa hàng phụ kiện điện thoại linh hoạt

Kinh doanh điện thoại cần bao nhiêu vốn là câu hỏi được khá nhiều chủ cửa hàng phụ kiện điện thoại quan tâm đầu tiên. Bởi ngoài số tiền nhập hàng thì nếu mở cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại, bạn còn phải chi trả chi phí cho tiền thuê mặt bằng, tiền làm biển hiệu, tủ kính, trang trí nội thất, vật tư cần thiết. Số tiền đầu tư này không cố định bởi nó còn phụ thuộc vào địa điểm kinh doanh và quy mô cửa hàng.

Thông thường, chỉ cần khoảng 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng là bạn có thể mở một cửa hàng phụ kiện điện thoại ban đầu với quy mô vừa, trong đó số vốn nhập hàng dao động khoảng 20 đến 30 triệu đồng. Nếu như ngôi nhà bạn đang ở có thể làm mặt bằng kinh doanh thì bạn nên tận dụng để tiết kiệm chi phí. Hoặc bạn có thể thuê một mặt bằng nhỏ trước, với chi phí thuê khoảng 5 – 6 triệu đồng/tháng và kết hợp với việc bán phụ kiện online để thu hút khách hàng. Nếu chỉ bán phụ kiện điện thoại online, không cần mở cửa hàng thì bạn chỉ cần khoảng 15 triệu đồng là có thể bắt đầu việc kinh doanh phụ kiện.

Trong trường hợp bạn muốn xây dựng một cửa hàng lớn, kinh doanh hầu hết các mặt hàng phụ kiện điện thoại hiện nay như bao da, ốp lưng, miếng dán màn hình, pin sạc dự phòng, tai nghe từ bình dân đến cao cấp cho hầu hết các dòng điện thoại, máy tính bảng phổ biến trên thị trường thì chi phí phải bỏ ra khoảng trên 100 triệu đồng, trong đó số vốn để lấy hàng dao động trong khoảng từ 40 triệu đến 50 triệu đồng.

Sớm nở rộ - tối tàn nhanh?

Khó khăn lớn nhất chính là các cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại mọc lên ngày càng nhiều khiến cho mức độ cạnh tranh lớn đi cùng với đó là lượng hàng tồn kho nhiều và phải nhập hàng mới về thường xuyên bắt kịp xu hướng và thị hiếu của người tiêu dùng. Do các dòng điện thoại hay máy tính bảng thường xuyên có các model mới được sản xuất và du nhập vào thị trường nên việc đảm bảo cửa hàng có đầy đủ phụ kiện cho tất cả các dòng điện thoại là không đơn giản, đặc biệt các dòng điện thoại hot như Samsung hay iPhone, lượng phụ kiện cần phải đa dạng hơn nhiều so với các điện thoại ít người sử dụng.

Bên cạnh đó, bán hàng phụ kiện điện thoại còn phát sinh rất nhiều hàng tồn kho. Có rất nhiều dòng phụ kiện điện thoại không bán được. Đồng thời thị hiếu khách hàng khác nhau tùy người nên đôi khi các cửa hàng kinh doanh điện thoại có lúc có tới 1/3 lượng phụ kiện được xếp vào danh sách hàng khó tiêu thụ.

Đó là chưa kể đến việc nhu cầu và thị hiếu của thị trường thay đổi thường xuyên, các dòng máy mới xuất hiện liên tục nên các chủ cửa hàng luôn luôn phải nhập theo hàng để bắt kịp xu hướng dù rất nhiều loại phụ kiện còn tồn đọng.

Vì vậy, không ít các cửa hàng phụ kiện vừa mới khai trương được ít lâu đã vội vàng "chết yểu".

Có nên kinh doanh phụ kiện?

Theo chủ cửa hàng PhuKienGiaRe.Com – thương hiệu phụ kiện lâu đời và lớn bậc nhất Việt Nam, anh Nguyễn Ánh Phước, cho rằng:

"Kinh doanh lĩnh vực gì bây giờ gặp đầy rẫy khó khăn. Đứng núi này trông núi nọ thì rất khó thành công. Riêng lĩnh vực phụ kiện, điều quan trọng là cần kế hoạch kinh doanh theo hướng bền vững chứ không chộp giật. Biết cách nắm bắt xu hướng và thị hiếu của thị trường đồng thời có chiến lược nhập hàng hợp lý để tránh tình trạng tồn hàng nhiều thì hoàn toàn có thể trụ vững".

Ví dụ thực tế với PhuKienGiaRe.Com, ngay từ lúc startup, anh Phước định hướng cửa hàng theo phương châm đa dạng mẫu mã các loại ốp lưng, bao da...để khách hàng dễ dàng tìm được các sản phẩm ưng ý cho dế yêu của mình.

Mặc dù lấy tên là Phụ Kiện Giá Rẻ nhưng toàn bộ sản phẩm đầy đủ từ trung cấp tới cao cấp đều là hàng chính hãng có thương hiệu. Chính vì vậy, có khá nhiều khách hàng chuộng dòng phụ kiện cao cấp, ủng hộ liên tục trong nhiều năm và có khách hàng tổng số tiền mua phụ kiện tại PhuKienGiaRe.Com lên đến gần 100 triệu gấp chục lần giá trị của chiếc điện thoại.

Sau đó nhận thấy xu hướng thích ấn tượng, cá nhân hóa bắt đầu phát triển, PhuKienGiaRe.Com ngay lập tức cập nhật thêm mảng sản xuất skin da cho tất cả dòng máy, cắt khắc laser theo yêu cầu riêng từng người.

Riêng năm 2019, để tăng sức cạnh tranh, PhuKienGiaRe.Com tung ra rất nhiều các chương trình độc đáo, điển hình như "phụ kiện đồng giá 49k". Tại đây khách có thể mua tất cả các phụ kiện "cực độc" thích hợp với mọi lứa tuổi, từ bơm xe đạp hay sợi dây ràng, máy may mini, loa máy tính, bộ dụng cụ học tập cho bé hay chiếc tai nghe bluetooth... chỉ với mức giá như niêm yết 49.000đ.

Nhưng để liên tục cập nhật xu hướng và ra đời những chương trình có thể cuốn hút, bùng nổ về doanh số như vậy, không chỉ đòi hỏi độ nhạy bén, nắm bắt thông tin không ngừng nghỉ của người kinh doanh mà còn cần sự phân tích tỉnh táo bởi có xu hướng chỉ mang tính thời vụ, trong thời gian cực ngắn sẽ thoái trào dễ dẫn "ảo tưởng" khi quyết định đầu tư.

Ngoài ra cũng cần phong cách phục vụ chuyên nghiệp và cạnh tranh văn minh bởi thời đại 4.0 người tiêu dùng rất thông thái và kỹ tính.

Vì vậy "có nên kinh doanh phụ kiện?" câu trả lời phụ thuộc vào bản thân người khởi nghiệp có năng động, thực sự đam mê và kiên trì hay không???

Thu Hoài