Hai nhà sáng lập của startup Internet Vạn vật chính thức gia nhập “làng” tỷ phú công nghệ

Cập nhật: 08:00 | 24/09/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Sanjit Biswas và John Bicket - hai nhà sáng lập của startup Internet Vạn vật Samsara (Mỹ) đã thành công trong vòng gọi vốn mới đây giúp giá trị công ty tăng lên 6,3 tỷ USD.

hai nha sang lap cua startup internet van vat chinh thuc gia nhap lang ty phu cong nghe

Startup MathMap Academy được đầu tư hơn 9 tỷ đồng bởi Shark Thủy

hai nha sang lap cua startup internet van vat chinh thuc gia nhap lang ty phu cong nghe

Bị 4/5 "cá mập" từ chối, nhà sáng lập "Tối nay ăn gì" cuối cùng đã được Shark Việt gật đầu hợp tác

hai nha sang lap cua startup internet van vat chinh thuc gia nhap lang ty phu cong nghe

CEO Umbala: TikTok từng “lôi kéo” nhân sự Umbala với mức lương gấp 5 lần

Sanjit Biswas và John Bicket - hai nhà sáng lập của startup Internet Vạn vật Samsara (Mỹ) - vừa chính thức gia nhập “làng” tỷ phú công nghệ sau thành công trong vòng gọi vốn mới đây giúp giá trị công ty tăng lên 6,3 tỷ USD.

Trong vòng gọi vốn mới đây nhất, các nhà đầu tư mới là Tiger Global và Dragoneer cùng với 2 quỹ đầu tư Andreessen Horowitz và General Catalyst cùng rót vốn vào công ty Samsara có trụ sở tại thành phố San Francisco, đưa tổng mức vốn mà Samsara huy động đạt 530 triệu USD.

Hiện, mỗi cổ phần 25% của hai nhà sáng lập Biswas và Bicket được định giá 1,4 tỷ USD, theo ước tính của Forbes.

Năm 2018, Samsara thu lời 100 triệu USD, gấp ba lần lợi nhuận năm 2017, nhờ bán phần cứng và cung cấp dịch vụ đám mây cho các đối tác thu thập và phân tích dữ liệu.

hai nha sang lap cua startup internet van vat chinh thuc gia nhap lang ty phu cong nghe
Ảnh minh họa

Chẳng hạn, hãng sản xuất phô mai Cowgirl Creamery sử dụng dịch vụ của Samsara để triển khai hệ thống giám sát lưu trữ và phân phối sản phẩm, nhất là việc cập nhật tình hình vận chuyển sản phẩm theo thời gian thực và giám sát bảo quản lạnh.

Chi phí trung bình cho mỗi sản phẩm phần cứng của Samsara là 130 USD, còn phí sử dụng dịch vụ đám mây là 30 USD/tháng.

Samsara được thành lập năm 2015. Biswas, 37 tuổi, hiện giữ chức CEO của công ty, còn Bicket, 39 tuổi, đảm nhiệm vị trí Giám đốc công nghệ (CTO).

Biswas và Bicket gặp nhau khi còn là nghiên cứu sinh ngành khoa học máy tính tại Viện Công nghệ Massachusetts. Thời điểm đó, cả hai hợp tác thực hiện dự án nghiên cứu cung cấp Wi-Fi miễn phí cho thành phố Cambridge, tiểu bang Massachusetts.

Chính dự án này đã khơi dậy ý tưởng thành lập Meraki - công ty chung đầu tiên của hai tỷ phú này. Meraki là doanh nghiệp chuyên cung cấp thiết bị đám mây và sau đó được Tập đoàn Cisco mua lại với giá 1,2 tỷ USD vào năm 2012.

Khi xây dựng công ty Meraki, Biswas từng khẳng định có thể kết hợp phần cứng, phần mềm và điện toán đám mây thành một hệ thống tích hợp đơn giản có thể thay đổi ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên, vị CEO này tự hỏi sao giải pháp đơn giản như vậy vẫn chưa được tạo ra.

“Tôi thấy các lĩnh vực như vận tải, xây dựng và sản xuất chế tạo chưa được hưởng lợi từ những tiến bộ công nghệ thông tin,” Biswas bộc bạch.

“Giờ đây chúng tôi đang phục vụ thế giới đằng sau hậu trường (cung cấp phần cứng và dịch vụ đám mây) và hiện đại hóa một lĩnh vực công nghệ từng bị bỏ qua”, vị CEO nói thêm.

Với số vốn huy động mới đây, Samsara hướng đến phát triển danh mục sản phẩm, bao gồm các camera và cảm biến mới, đồng thời mở rộng thị phần tại châu Âu, Canada và Mexico. Các sản phẩm của Samsara hiện có mặt tại 10 quốc gia.

Samsara sẽ tiếp tục gọi vốn để đầu tư vào khâu bán hàng và marketing nhằm mở rộng mạng lưới khách hàng là các nhà sản xuất và doanh nghiệp quy mô nhỏ.

“Thật không thể tin Samsara lại phát triển nhanh như vậy”, Hemant Taneja, giám đốc điều hành của Quỹ đầu tư mạo hiểm General Catalyst, đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của Samsara nhận định.

“Thực sự chúng tôi đang đặt cược vào hai nhà sáng lập - Biswas và Bicket, ông Taneja nói.

Internet Vạn Vật, hay cụ thể hơn là Mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet (tiếng Anh: Internet of Things, viết tắt IoT) là một liên mạng, trong đó các thiết bị, phương tiện vận tải (được gọi là "thiết bị kết nối" và "thiết bị thông minh"), phòng ốc và các trang thiết bị khác được nhúng với các bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành cùng với khả năng kết nối mạng máy tính giúp cho các thiết bị này có thể thu thập và truyền tải dữ liệu.

Năm 2013, tổ chức Global Standards Initiative on Internet of Things (IoT-GSI) đinh nghĩa IoT là "hạ tầng cơ sở toàn cầu phục vụ cho xã hội thông tin, hỗ trợ các dịch vụ (điện toán) chuyên sâu thông qua các vật thể (cả thực lẫn ảo) được kết nối với nhau nhờ vào công nghệ thông tin và truyền thông hiện hữu được tích hợp”, và với mục đích ấy một "vật" là "một thứ trong thế giới thực (vật thực) hoặc thế giới thông tin (vật ảo), mà vật đó có thể được nhận dạng và được tích hợp vào một mạng lưới truyền thông".

Hệ thống IoT cho phép vật được cảm nhận hoặc được điều khiển từ xa thông qua hạ tầng mạng hiện hữu, tạo cơ hội cho thế giới thực được tích hợp trực tiếp hơn vào hệ thống điện toán, hệ quả là hiệu năng, độ tin cậy và lợi ích kinh tế được tăng cường bên cạnh việc giảm thiểu sự can dự của con người. Khi IoT được gia tố cảm biến và cơ cấu chấp hành, công nghệ này trở thành một dạng thức của hệ thống ảo - thực với tính tổng quát cao hơn, bao gồm luôn cả những công nghệ như điện lưới thông minh, nhà máy điện ảo, nhà thông minh, vận tải thông minh và thành phố thông minh. Mỗi vật được nhận dạng riêng biệt trong hệ thống điện toán nhúng và có khả năng phối hợp với nhau trong cùng hạ tầng Internet hiện hữu. Các chuyên gia dự báo rằng, Internet Vạn Vật sẽ ôm trọn chừng 30 tỉ vật trước năm 2020.

Thu Hoài

Tin liên quan