Doanh nghiệp hủy niêm yết: Khi niềm tin bị "đánh cắp"

Cập nhật: 14:08 | 05/08/2024 Theo dõi KTCK trên

Trước HNG và HBC, thị trường chứng khoán cũng đã chứng kiến nhiều cổ phiếu bị hủy niêm yết, phải trở lại UPCoM, gần đây nhất là POM của Thép Pomina...

Vừa qua, cổ phiếu HNG của Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai và HBC của Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình nhận được thông báo từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) về việc cả hai đã rơi vào trường hợp bị huỷ niêm yết bắt buộc. Theo đó, Sở này sẽ thực hiện việc huỷ niêm yết với HBC và HNG.

Doanh nghiệp hủy niêm yết: Khi niềm tin bị

Cho tới hiện tại, ngày rời sàn cụ thể của 2 cổ phiếu này vẫn chưa được công bố, tuy nhiên, "cảnh ngộ" của cả HBC và HNG khá bi đát sau thông tin bị hủy niêm yết bắt buộc, khi cổ đông mạnh tay xả hàng, lệnh bán chồng chất, thị giá liên tếp nằm sàn. Tính tới phiên 5/8, HNG 3.800 đồng/cổ phiếu, trong khi đó với HBC là 5.130 đồng/cổ phiếu.

Việc HoSE hay HNX huỷ niêm yết với nhiều doanh nghiệp được xem là động thái tích cực để thanh lọc thị trường, nâng cao chất lượng hàng hoá trên thị trường đồng thời bảo vệ nhà đầu tư trước rủi ro.

Trước HNG và HBC, thị trường chứng khoán cũng đã chứng kiến nhiều cổ phiếu đã phải trở lại UPCoM, gần đây nhất là POM của Thép Pomina, với 280 triệu cổ phiếu bị huỷ niêm yết trên HoSE. Cũng vào thời điểm tháng 5 vừa qua, SCD của Công ty Nước giải khát Chương Dương cũng chung cảnh ngộ. Ngoài ra có thể kể thêm như TTB của TTB Group, L61 của Công ty CP Lilama 69-1 hay nhóm cổ phiếu họ FLC như FLC, ROS, KLF, GAB...

Tuy nhiên, trên thị trường Upcom, tình cảnh của các cổ phiếu này khá chật vật. Với POM, cổ phiếu này bất ngờ có phiên kịch trần phiên đầu chào sàn Upcom với biên độ tăng gần 40% từ mức 2.800 đồng/cp lên 3.900 đồng/cp. Tuy nhiên đây cũng là phiên thành công nhất của cổ phiếu này trên UPcom, bởi sau đó, POW liên tục trong tình trạng mất thanh khoản, không có giao dịch, hiện chỉ còn 2.400 đồng/cp.

TTB cũng không có giao dịch trong nhiều tháng này, thị giá bèo bọt vài nghìn đồng một cổ phiếu. Nhóm cổ phiếu FLC chung tình cảnh khi nhiều mã không hề có giao dịch.

SCD có thể coi là trường hợp đặc biêt, thời điểm rời HoSE, cổ phiếu này có thị giá 12.550 đồng/cp. SCD cũng liên tục trải qua các phiên giao dịch trắng thanh khoản, tuy nhiên lác đác lại có phiên tăng kịch trần khi có lượng tiền bất ngờ đổ vào để kéo thị giá khiến sau hai tháng tại Upcom, cổ phiếu này lại tăng nhẹ ở mức 14.100 đồng/cp.

Mới đây nhất, theo thông tư của Bộ Tài chính, chậm nhất tới 31/12/2026, toàn bộ cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM và HNX sẽ được chuyển về HoSE giao dịch. Điều này có nghĩa, các doanh nghiệp niêm yết sẽ không còn lo cảnh chuyển sàn và các cổ phiếu trên sẽ lại được trở về với HoSE.

Tuy nhiên, việc giao dịch ở sàn nào không phải là vấn đề quá lớn với các cổ phiếu, mà quan trọng nhất vẫn là niềm tin của các nhà đầu tư dành cho cổ phiếu doanh nghiệp đó. Một khi các nhà đầu tư đã không còn tin tưởng, gắn bó với doanh nghiệp, cổ phiếu sẽ rất khó để đi lên.

Agriseco gọi tên các cổ phiếu tiềm năng trong tháng 8, một đại diện họ nhà thép góp mặt

Trong báo cáo danh mục khuyến nghị tháng 8/2024, Agriseco lựa chọn những cổ phiếu tiềm năng trong tháng 8, ưu tiên lựa chọn những ...

Nhận định chứng khoán phiên 5/8: Các kịch bản tiêu cực có thể xảy ra

Nhận định về thị trường chứng khoán phiên đầu tuần tới, duy trì quan điểm lo ngại các kịch bản tiêu cực có thể xảy ...

Tháng 7 buồn của thị trường UPCoM

Theo số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thị trường UPCoM trong tháng 7/2024 chứng kiến sự giảm mạnh cả về ...

Linh Đan