Nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán dẫn dắt, VN-Index tăng hơn 10 điểm

Cập nhật: 11:56 | 06/08/2024 Theo dõi KTCK trên

Bước sang phiên sáng ngày 6/8, tâm lý hoảng loạn tan biến, lực cầu gia tăng về cuối phiên giúp chỉ số tiến sát mốc 1.200 điểm. Thanh khoản sôi động trên thị trường vẫn chủ yếu là các cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán

Thị trường chứng khoán tạm kết phiên sáng 6/8 với chỉ số VN-Index TĂNG 10,22 điểm, tương ứng với 0,86% lên mức 1.198,29 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về số mã tăng với tỷ lệ mã tăng/giảm giá là 272/123.

Trên VN-Index, top 10 cổ phiếu tác động tích cực lên chỉ số mà dẫn đầu là VNM, GVR, GAS đã mang về lần lượt 1,62 điểm, 0,97 điểm và 0,78 điểm. Trong khi đó, 3 mã tiêu cực nhất là VIC, VHM, TCB chỉ lấy đi tổng cộng 0,95 điểm.

chứng khoán

Chỉ số VN30 tăng 10,52 điểm lên 1.242,63 điểm với 23 mã tăng, 1 mã tham chiếu và 6 mã giảm. Tăng mạnh nhất nhóm này là VNM với 4,6% lên 72.600 đồng/cp, thanh khoản đạt hơn 8 triệu đơn vị. Theo sau là SAB, GVR, STB với mức tăng trên 3%. Ngược lại, 6 mã giảm gồm có VIC, VHM, SSB, MWG, TCB, BCM với mức đỏ nhẹ dưới tham chiếu.

Thanh khoản sôi động trên thị trường vẫn chủ yếu là các cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán. Tại nhóm ngân hàng, SHB đang dẫn đầu thanh khoản toàn thị trường với hơn 12 triệu đơn vị được sang tay, giá cổ phiếu SHB tăng 1,5% lên 10.450 đồng/cp. Đà tăng còn ghi nhận tại các mã như MBB (+1,3%), VPB (+0,3%, TPB (+2,1%), STB (+3,3%), ACB (+0,6%) HDB (+0,2%), thanh khoản các mã này đạt từ 4-10 triệu đơn vị. Trong khi đó, TCB ghi nhận hơn 10,6 triệu đơn vị khớp lênh, tuy nhiên thị giá giảm nhẹ 0,4% còn 22.220 đồng/cp.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán với SSI ghi nhận thanh khoản sôi sộng hơn 9 triệu đơn vị, giá SSI tăng 2% lên 30.200 đồng/cp. Cùng chiều có VIX (+1,8%), SHS (+2,8%), VND (+1,4%), HCM (+2,6%), MBS (+2,1%), VCI (+1,8%),….

Ở nhóm bất động sản, một số cổ phiếu xuất hiện tín hiệu hồi phục đầu tiên như AGG tăng hơn 5%, NVL (+2,7%), VRE (+1,2%), TCH (+2,1%), DIG (+0,7%), HDG (+0,2%), DXG (+1,6%), HQC (+1,2%),… Trong khi đó, QCG hiện giảm 5,8% xuống 5.800 đồng/cp, VIC giảm 1,2%, cùng loạt mã đỏ nhẹ dưới 1% như VHM, NTL, HPX, HDC, VPI, BCM,…

Đồng pha với nhóm BĐS là nhóm cổ phiếu xây dựng và vật liệu với HBC tăng mạnh 6,6% lên 5.470 đồng/cp, thanh khoản đạt 3 triệu đơn vị. Đà tăng còn có CII (+1,8%), PC1 (+1,5%), VGC (+1,2%0, LCG (+0,2%), CTD (+0,8%),…

Tại nhóm cổ phiếu công nghệ, FPT dẫn đầu đà tăng với 1,7% lên 120.600 đồng/cp, thanh khoản đạt 3,8 triệu đơn vị. Cùng chiều có VGI (+1,8%), CTR (+2,4%), ELC (+0,5%), CMG (+1,3%), ST8 (+1,1%).

Chỉ số HNX-Index kết phiên sáng TĂNG 0,67 điểm lên 223,38 điểm. Thanh khoản sàn HNX đạt 29,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt 595 tỷ đồng. Độ rộng thị trường sàn HNX với 68 mã tăng và giảm, tham chiếu là 49 mã.

CEO, PVC, NRC tạm đứng tham chiếu trên HNX. Trong khi đó, PVS, HUT, VFS giảm lần lượt 0,3%, 1,2%, 2,9%.

Tại thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index tăng 0,41 điểm lên 91,2 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 18,9 triệu đơn vị, giá trị 295 tỷ đồng. Độ rộng thị trường nghiêng về số mã tăng với tỷ lệ mã tăng/mã giảm giá là 108/111.

Cổ phiếu BSR tạm thời giảm 0,5%, với thanh khoản dẫn đầu UPCOM với 2,7 triệu đơn vị sng tay. Cùng chiều giảm có DDV (-0,6%), ABB (-1,3%), HVS (-8,3%), BCR (-2%), ACV (-5,6%). Trong khi đó, VHG, VGT, AAH, BVB, VEA, HIO,… tạm đứng tham chiếu

Sau hai phiên 2 và 5/8 "đen tối", một số tín hiệu khởi sắc bắt đầu quay trở lại tại các thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch 6/8. Tại Nhật Bản, hai chỉ số chính Nikkei 225 và Topix đều tăng gần 11%, qua đó tạm lấy lại phần lớn những gì đã mất sau cú rơi hơn 12% ngay trước đó. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng tăng hơn 4%, trong khi hợp đồng tương lai ở Hồng Kông cũng hé lộ tín hiệu khởi đầu tích cực.

Trước đó, phiên 5/8, chứng khoán Hàn Quốc đã dùng cơ chế “ngắt mạch” (circuit breaker) lần đầu tiên sau bốn năm. Đây là động thái tạm dừng mọi giao dịch cổ phiếu và sản phẩm phái sinh trong 20 phút, được kích hoạt khi các chỉ số giảm hoặc tăng hơn 8%. Đóng cửa, chỉ số Kospi đã giảm 8,78% - phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2020.

Trong khi đó, tại Nhật Bản, chỉ số chứng khoán Topix và Nikkei 225 đã giảm hơn 12% trong phiên 5/8 - mức giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1987 và chuẩn bị bước vào thị trường giá xuống. Cơ chế ngắt mạch tạm thời cũng được áp dụng.

Nhận định chứng khoán phiên 6/8: Đà giảm còn tiếp diễn?

Theo chứng khoán BSC, trong những phiên giao dịch tới, thị trường có thể theo quán tính giảm tiếp xuống vùng 1.160 – 1.165 điểm, ...

VN-Index mất mốc 1.200 điểm, khối ngoại bán ròng hơn 700 tỷ đồng

Áp lực bán tháo trên diện rộng kéo chỉ số VN-Index mất gần 50 điểm, về mức giá thấp nhất trong gần 4 tháng. Khối ...

Điều gì đang diễn ra với chứng khoán Việt Nam?

VN-Index bất ngờ giảm mạnh gần 50 điểm ngay phiên giao dịch đầu tuần, tâm lý bi quan khiến sắc đỏ lan rộng toàn thị ...

Đức Anh

Tin cũ hơn
Xem thêm